Báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm của các ngân hàng đang lần lượt được công bố,ềncủangânhàngchảyvàobấtđộngsảnthếnàkết quả seoul hé lộ cụ thể về dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, cho vay đổ vào lĩnh vực bất động sản của nhiều ngân hàng vẫn tăng.
MSB cho vay bất động sản vượt nhiều ngân hàng lớn
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) có dư nợ tín dụng với bất động sản thuộc nhóm cao. Từ đầu năm đến nay, dòng vốn cho vay các doanh nghiệp bất động sản của MSB tăng hơn 40% lên 12.758 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6. So với tổng tín dụng, tỷ trọng cho vay bất động sản của MSB lên tới 14%, tăng so với con số 11,4% tại cuối năm 2020. MSB có mối liên hệ mật thiết với TNG Holdings Vietnam. TNG là tập đoàn đa ngành với lĩnh vực kinh doanh trọng tâm là bất động sản cùng thương hiệu TNR.
Một ngân hàng khác cũng có liên hệ mật thiết với lĩnh vực bất động sản là LienVietPostBank. Tập đoàn Him Lam từng có thời gian dài là cổ đông lớn của LienVietPostBank trước khi thoái vốn. Hiện tại, Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng là ông Nguyễn Đức Thụy (hay "bầu" Thụy), doanh nhân gắn liền với tập đoàn bất động sản Thaiholdings.
Biểu đồ: Việt Đức. |
Song trái ngược với MSB, tỷ trọng cho vay bất động sản của LienVietPostBank lại rất thấp, chưa đến 1% tổng tín dụng. Tại thời điểm ngày 30/6, dư nợ cho vay với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của ngân hàng chưa đến 1.700 tỷ đồng và giảm hơn 50% so với hồi đầu năm.
Tuy vậy, dòng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực xây dựng của LienVietPostBank lại rất cao. Dư nợ trong lĩnh vực này đến cuối tháng 6 của ngân hàng lên tới 25.352 tỷ đồng, cao hơn các ngân hàng lớn hơn về tổng tài sản như Techcombank, VPBank, MB, ACB. Hiện cho vay ngành xây dựng chiếm tỷ trọng hơn 13% tổng tín dụng của LienVietPostBank.
Một ngân hàng khác có dư nợ cho vay lớn với các lĩnh vực bất động sản là VPBank, với dư nợ 32.422 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/6, tương đương hơn 10% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, so với cuối năm 2020, dư nợ với bất động sản của VPBank đã giảm hơn 12%.
Trong khi đó, hai ngân hàng nằm trong nhóm đầu về lợi nhuận gồm MB và ACB lại có tỷ trọng cho vay mảng bất động sản thấp. Dư nợ tín dụng cho vay doanh nghiệp bất động sản của MB, ACB hiện lần lượt là 9.321 tỷ đồng và 4.924 tỷ đồng, chưa đến 3% tổng dư nợ cho vay của hai ngân hàng này.
Quán quân dư nợ: Dư nợ tăng nhưng tỷ trọng giảm
Đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại tư nhân về cho vay bất động sản là Techcombank, nhà băng xếp thứ hai về lợi nhuận trong toàn hệ thống ngân hàng. Tại thời điểm ngày 30/6, dư nợ cho vay với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản của ngân hàng là 101.489 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2020 và chiếm 32,4% tổng tín dụng của ngân hàng. Song so với thời điểm 31/12/2020, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp bất động sản trong tổng tín dụng đã giảm.
Nếu gộp thêm cả nhóm ngành liên quan xây dựng và vật liệu xây dựng, tổng dư nợ cho vay trong nhóm lĩnh vực này của ngân hàng là hơn 127.000 tỷ đồng, tương đương gần 70% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp.
Riêng giá trị cho vay trong ngành bất động sản của Techcombank còn lớn hơn tổng dư nợ tín dụng của nhiều ngân hàng có quy mô tổng tài sản tầm trung. Techcombank ghi nhận dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vượt trội so với mặt bằng chung của ngành khi nhà băng này có quan hệ tín dụng thân thiết với nhiều chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Masterise...
Biểu đồ: Việt Đức. |
Ngoài cho các doanh nghiệp bất động sản vay, Techcombank còn đang cho cá nhân vay mua nhà với tổng dư nợ gần 102.000 tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm, dư nợ mảng cho vay cá nhân mua nhà của ngân hàng này cũng tăng mạnh thêm hơn 14.000 tỷ đồng.
Đại diện ban điều hành ngân hàng cho biết đang đẩy mạnh thêm hoạt động cho cá nhân vay mua nhà thứ cấp (mua lại của cá nhân) thay vì chỉ tập trung vào cho vay mua nhà sơ cấp (người mua trực tiếp từ chủ đầu tư) như trước nay.
Tuy nhiên, việc dư nợ cho vay với nhóm bất động sản lớn khiến nhà đầu tư lo ngại về rủi ro tín dụng khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trả lời vấn đề này tại buổi chia sẻ kết quả kinh doanh cuối tháng 7, Phó Tổng giám đốc thường trực Techcombank Phùng Quang Hưng chia sẻ, ngân hàng có tập khách hàng tốt nên tác động của Covid-19 với bên đi vay cũng được kiểm soát tốt và ngân hàng luôn theo sát khách hàng để hỗ trợ.
(Theo Dân Trí)
80% sàn bất động sản có nguy cơ ngừng hoạt động, môi giới cần tiếp ‘oxy’
Dịch COVID-19 kéo dài đã khiến nhiều sàn giao dịch gần như tê liệt, môi giới cần nguồn "oxy" trợ giúp.