【thứ hạng của alajuelense】Sản xuất hữu cơ

 人参与 | 时间:2025-01-25 09:58:49

Báo Cà Mau(CMO) Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đã và đang tạo ra nhiều dấu ấn khởi sắc cho nền nông nghiệp vốn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế. Ðây chính là lĩnh vực kinh doanh mới, nhiều tiềm năng, được doanh nghiệp quan tâm đầu tư, phù hợp với xu hướng phát triển thị trường hiện nay.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau, cho biết, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa thân thiện môi trường, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Tính từ năm 2018 đến nay, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với 5 công ty kết nối với 4 hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ quy mô 900 ha. Ðã cung cấp ra thị trường trên 3.000 tấn lúa hàng hoá đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 11041-5: 2018 và các tiêu chuẩn quốc tế như: USDA, EU, JAS... Ðược các công ty ký kết, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cao hơn giá lúa thị trường từ 1.000-2.500 đồng/kg. Cụ thể, giống ST20, ST24 từ 7.800-7.900 đồng/kg; cá biệt 9.500 đồng/kg lúa tươi, cao hơn lúa thường từ 1.000-2.500 đồng/kg; giống OM2517, giá từ 6.500-6.800 đồng/kg, cao hơn lúa thường từ 1.000-1.500 đồng/kg.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức cho biết thêm, để làm cơ sở cho các địa phương định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới, HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/2019/NQ-HÐND ngày 6/12/2019 về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 2/3/2020 về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đã và đang tạo dấu ấn và khởi sắc về nền nông nghiệp xanh bền vững. Năng suất bình quân lúa hữu cơ, lúa - tôm hữu cơ trên giống ST20, ST24 từ 3,5-4 tấn/ha, cá biệt trên 5 tấn/ha. Trên giống OM2517 từ 6-6,5 tấn/ha, cá biệt trên 7 tấn/ha. Lợi nhuận sản xuất lúa hữu cơ, lúa - tôm hữu cơ bình quân 25 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt trên 35 triệu đồng/ha.

Thu hoạch lúa hữu cơ ST24 tại ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Ảnh: HOÀNG VŨ

Với những hiệu quả mang lại, trong năm 2021, tỉnh Cà Mau phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu lúa hữu cơ lên 1.500 ha theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó có 50 ha đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041:2018, tập trung tại các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Trong đó, sản xuất lúa hữu cơ giống lúa cao sản (OM2517, OM5451) 500 ha; sản xuất lúa hữu cơ giống lúa thơm đặc sản (ST24, ST25) 1.000 ha.

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, việc thực hiện phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp bền vững. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, huyện đang xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa - tôm hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế (USDA, EU, JAS) quy mô 600 ha, được 4 công ty liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ, gồm Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương - An Giang liên kết với HTX lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực; HTX Thành Công, xã Thới Bình; Công ty TNHH Cỏ May - Ðồng Tháp liên kết với HTX Ðoàn Phát, xã Trí Lực; Công ty TNHH XNK Ðại Dương Xanh, Công ty Cổ phần Nông sản Hoa Nắng - TP Hồ Chí Minh liên kết với HTX Kinh Ngang, xã Tân Lộc Bắc.

Theo thống kê từ Sở NN&PTNT, hiện nay toàn tỉnh có tổng diện tích canh tác lúa trên 74.704 ha. Trong đó, diện tích chuyên lúa (2 vụ/năm) là 35.272 ha, diện tích sản xuất lúa 1 vụ/năm (lúa mùa, lúa - tôm) là 39.432 ha. Cơ cấu mùa vụ và mô hình sản xuất rất đa dạng như mô hình chuyên lúa, lúa mùa địa phương, lúa - màu, lúa - cá đồng, lúa - tôm, lúa - tôm - cua kết hợp. Tổng sản lượng lúa hàng năm đạt trên 500.000 tấn.

Trong chuyến về làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau vào ngày 5/4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định: “Nhờ điều kiện tự nhiên về sinh thái, đất đai, nguồn nước, nhiều vùng ở Cà Mau có thể sản xuất được nông nghiệp hữu cơ. Ðây là lợi thế rất lớn mà nhiều nơi khác không có được hoặc phải có bước chuyển đổi nhiều năm từ sử dụng hoá học sang hữu cơ”.

Ðể phát triển nông nghiệp hữu cơ thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, tỉnh Cà Mau cần rà soát điều chỉnh lại quy hoạch, tích hợp quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ vào quy hoạch chung của tỉnh. Ðồng thời, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ. Ðặc biệt, thực hiện liên kết chặt giữa 4 nhà "nhà nông - Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp" để phát triển nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Trong công tác quản lý cần thực hiện chặt chẽ quy trình sản xuất, đúng với chuẩn của các tổ chức quốc tế, khi đó sản phẩm mới được công nhận.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ của anh Lê Việt Triều, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, đang được Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương bao tiêu sản phẩm. Ảnh: HOÀNG VŨ

Việc canh tác nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí từ thuốc trừ sâu và phân hoá học, mà còn có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững, thân thiện môi trường. Hơn nữa, nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể xuất khẩu với giá trị kinh tế cao hơn./.

 

Trung Ðỉnh

 

顶: 9踩: 49