欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả giải bundesliga】8 loại đèn trên ô tô phổ biến nhất dành cho người mới chưa biết

时间:2025-01-26 02:29:44 出处:La liga阅读(143)

Hệ thống các loại đèn trên ô tô là bộ phận không thể thiếu với mỗi chiếc xe. Dù khác nhau về thiết kế,ạiđèntrênôtôphổbiếnnhấtdànhchongườimớichưabiếkết quả giải bundesliga các tính năng an toàn,... nhưng hầu như mọi chiếc ô tô đều phải đảm bảo có đầy đủ những loại đèn cơ bản với tác dụng khác nhau.

Việc biết và sử dụng các loại đèn một cách thành thạo không chỉ giúp bạn lái xe an toàn hơn mà còn là sự tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ, từ đó tránh bị lực lượng chức năng như CSGT "hỏi thăm". Ngoài ra, khi một trong số đèn của ô tô bị hỏng hoặc hoạt động không đúng, chiếc xe sẽ bị từ chối đăng kiểm. 

w csgt kiem tra den chieu sang 2781.jpeg
Điều khiển ô tô mà không có đầy đủ các loại đèn hoặc sử dụng không đúng quy định có thể bị CSGT phạt nặng. Ảnh: Đình Hiếu

Dưới đây là 8 loại đèn chiếu sáng hoặc tín hiệu có trên hầu hết các mẫu xe hiện nay:

1. Đèn chiếu sáng gần (cos)

Đèn chiếu sáng (bao gồm đèn chiếu gần và chiếu xa) là loại đèn quan trọng nhất trên xe ô tô. Trong đó, đèn chiếu gần (cos) được sử dụng thường xuyên hơn, giúp tài xế quan sát phía trước trong điều kiện ánh sáng yếu mà không gây chói mắt người đối diện.

Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về bật đèn xe như sau: Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; bật đèn chiếu sáng gần khi chạy trong hầm đường bộ,...

2. Đèn chiếu xa (far)

Tuỳ từng loại xe, đèn chiếu xa (far) có thể tích hợp cùng vị trí với đèn chiếu gần trong cụm đèn pha hoặc bố trí hẳn choá đèn riêng. Đây là loại đèn giúp tài xế quan sát được xa hơn, phù hợp khi đi ngoài khu dân cư, cao tốc, đường một chiều, đường đèo dốc không có xe đi ngược lại.

Theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Không được bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; không được bật đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều.

Với lỗi "không bật đèn chiếu sáng" hoặc "sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư và chạy trong hầm đường bộ ", lái xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng theo khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

den oto thumb.webp
Trên xe ô tô có đến cả chục loại đèn với tác dụng khác nhau. Ảnh: J.D.Power

3. Đèn sương mù

Đèn sương mù có tên gọi khác là đèn gầm, thuộc nhóm đèn chiếu sáng cho xe. Vị trí lắp đặt của đèn sương mù là tại vị trí cản trước, nằm thấp hơn 2 đèn chiếu sáng chính của xe. Đèn sương mù thường được tách biệt hệ thống điều khiển với đèn chính để có thể sử dụng độc lập khi cần thiết.

Thông thường, đèn sương mù có ánh sáng vàng, giúp "phá" sương mù hay mưa phùn tốt hơn so với ánh sáng trắng của đèn pha. Ngoài ra, việc đặt thấp giúp đèn sương mù có thể soi mặt đường và vạch kẻ rõ hơn.

4. Đèn xi nhan

Đèn xi nhan (signal) thuộc nhóm đèn tín hiệu của xe ô tô, được lắp đối xứng ở đầu và đuôi xe. Trên một số dòng xe, loại đèn này còn được gắn vào hông và trên gương chiếu hậu, giúp người tham gia giao thông khác dễ dàng nhận biết xe chuyển hướng. 

Đèn khẩn cấp là một chức năng đặc biệt của đèn xi nhan. Khi bấm nút khẩn cấp, cả 2 bên đèn xi nhan cùng nhấp nháy liên tục thay vì 1 bên như bình thường.

dieu khien den oto.jpeg
Công tắc điều khiển đèn thường nằm ở phía bên trái vô lăng, tài xế cần nắm được. Ảnh minh họa: Otohui

5. Đèn hậu

Đèn hậu giúp nhận diện phương tiện tốt hơn vào ban đêm. Vị trí đèn hậu thường đặt hai bên rìa của đuôi xe và có màu đỏ, được nối chung công tắc điều khiển với đèn chiếu sáng. Vì vậy, khi bạn bật đèn pha phía trước thì đèn hậu phía sau cũng sáng.

Đèn hậu của xe vì một lý do gì đó không sáng sẽ khiến các tài xế khác không nhận biết được vị trí, kích thước của xe, từ đó mất an toàn trong các tình huống căn khoảng cách hay vượt xe trên đường.

6. Đèn phanh

Đèn phanh ô tô thường nằm trong cụm đèn hậu đặt hai bên và trên một số xe có bố trí thêm đèn phanh ở chính giữa. Đèn phanh thường có màu đỏ nhưng sáng nhiều hơn so với đèn hậu. Loại đèn này có chức năng báo hiệu cho các xe đằng sau biết xe đi trước đang giảm tốc độ hoặc dừng lại, từ đó xe sau có thể chủ động điều chỉnh vận tốc, tránh va chạm.

Đúng với tên gọi, đèn phanh sẽ sáng khi tài xế nhấn chân ga. Trên một số dòng xe điện đời mới, có thể cài đặt chế độ chỉ cần buông chân ga và giảm tốc độ là đèn phanh đã sáng.

chuc nang cua den hau xe o to.jpg
Thiết kế một cụm đèn hậu trên một chiếc ô tô. Ảnh minh hoạ: Aozoom

7. Đèn lùi

Đèn lùi cũng thường được bố trí trong cụm đèn hậu, gần với đèn xi nhan nhưng có màu trắng, được kích hoạt khi vào số lùi (R). Tác dụng của loại đèn này là hỗ trợ ánh sáng khi lùi xe, đồng thời báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết xe trước đang lùi.

8. Đèn soi biển số

Giống như đèn hậu, đèn soi biển số được tích hợp cùng với bật đèn pha. Tác dụng của loại đèn này là soi sáng biển số phía sau để nhận diện phương tiện trong điều kiện thiếu sáng. 

Khoản 2, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu,... hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Tổng hợp

Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

10 vật dụng thiết yếu cần có trên ô tô mà bạn nên biết

10 vật dụng thiết yếu cần có trên ô tô mà bạn nên biết

10 vật dụng thiết yếu nên có trên ô tô dưới đây có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm bớt sự khó chịu, thậm chí còn có thể cứu sống bạn trong các tình huống khẩn cấp.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: