Tình hình xuất khẩu lao động có sự biến động khi dịch Covid-19 diễn ra. Ảnh: ST |
Thêm một doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt | |
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Chuyển hướng mở rộng thị trường | |
46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép | |
Thu hồi giấy phép của 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động |
Dù chịu nhiều tác động nhưng các DN xác định việc phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu.
Trước sự bùng phát của dịch Covid-19,ấtkhẩulaođộngPhòngchốngdịlivescore truc tiep về số lượng lao động Việt Nam đang làm việc tại Trung Quốc theo hợp đồng, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết, trước đây, đã thí điểm cho các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Trung Quốc theo hợp đồng. Số lao động này đã hết hạn hợp đồng và về nước từ giữa tháng 12/2019. Còn về số lượng lao động tự do, hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tổng hợp và thống kê.
Đáng chú ý, việc bùng phát Covid-19 không chỉ tại Trung Quốc mà còn xuất hiện tại một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng có tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam. Theo đó, một số doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, Đài Loan… trong tháng 2 đã tạm lùi lại ngày xuất cảnh của lao động.
Ông Trần Minh Hải, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Truyền thông quốc tế cho biết, theo văn bản mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Công ty đã trao đổi lại với đối tác nước ngoài để tạm thời lùi thời gian xuất cảnh đối với lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước có các trường hợp nhiễm dịch bệnh do Covid-19 gây ra.
Cũng theo ông Hải, ngay sau khi có các thông tin về dịch, doanh nghiệp cũng đã yêu cầu các đầu mối thường xuyên phối hợp, liên hệ với lao động tại các nước và với các Ban Quản lý lao động và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, đối tác nước ngoài để theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe của người lao động và thường xuyên báo cáo kết quả diễn biến liên quan đến sức khỏe của người lao động với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài để phối hợp xử lý kịp thời phát sinh khi người lao động có triệu chứng lây nhiễm dịch Covid-19 gây ra.
“Chúng tôi đã lập danh sách số lao động đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình,… số điện thoại, email, đầu mối liên hệ của các nhóm lao động và cán bộ đại diện doanh nghiệp tại nước đang có các trường hợp nhiễm bệnh để thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất của người lao động”, ông Hải cho biết thêm.
Công ty cổ phần Thương mại, Tư vấn đầu tư và Xây dựng TMDS cũng đã phải tạm hoãn xuất cảnh lao động trong tháng 2 vì sự an toàn của người lao động, bà Hoàng Thị Thúy đại diện công ty cho biết, hiện nay, Công ty đang có 1 hợp đồng xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan với số lượng lao động là 14 người, sau khi trao đổi lại, bên phía đối tác đã đồng ý lùi ngày tiếp nhận lao động sang đầu tháng 3. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch những ngày qua, chúng tôi cũng đang lo lắng 2 hợp đồng xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan và Singapore trong tháng 3 cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên theo nhận định của bà Thúy, chỉ có một số nước hiện đang có dịch bệnh do Covid-19 gây ra mới bị ảnh hưởng về thị trường, còn các doanh nghiệp khác không khai thác thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì sẽ bị tác động ít hơn.
“Do tạm hoãn lịch xuất cảnh nên chúng tôi cũng đã phải quán triệt lại cho người lao động để chủ động học các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời cũng yêu cầu đối với các lao động sẽ xuất cảnh trong thời gian tới cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam và nước tiếp nhận lao động. Còn đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động về nước trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chủ động trao đổi với đối tác nước ngoài và người lao động để đặt vé máy bay cho người lao động về Việt Nam không có lịch trình quá cảnh tại Trung Quốc và các nước có các trường hợp nhiễm dịch Covid-19”, bà Thúy nhấn mạnh.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2019, đã có khoảng 148.000 lao động Việt Nam xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo nên con số kỷ lục mới trong 5 năm gần đây. Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí thị trường lao động số 1 khi thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm qua. Tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… |