当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【hang nhat han quoc】Cảng SSIT: Góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam

Cảng SSIT: Góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam
Cảng SSIT được trang bị các thiết bị khai thác hiện đại để đón các tàu container trọng tải lớn.

Năm 2023 sản lượng container qua cảng đạt gần 500 ngàn TEU

Theo số liệu của Hiệp Hội Cảng Biển Việt Nam (VPA), năm 2023 cả nước đạt 18,3 triệu TEU (chưa bao gồm hàng qua sà lan, giảm 2% so với 2022); cụm cảng Cái Mép Thị Vải đạt 4,7 triệu TEU (giảm 4% so 2022) và riêng cảng SSIT đạt 496 ngàn TEU. Sản lượng hàng hóa năm 2023 sụt giảm do các nguyên nhân như nền kinh tế thế giới suy thoái, hàng xuất nhập thị trường Mỹ giảm sâu - đây cũng là thị trường chính của khu vực cảng Cái Mép.

Ngoài ra, do lạm phát và chi phí tăng, khách hàng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm, ảnh hưởng các đơn hàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam và ảnh hưởng tình hình xuất nhập khẩu nói riêng của khu vực. Sản lượng rỗng về Cái Mép giảm so với mọi năm do thừa rỗng cũng ảnh hưởng nhiều đến tổng sản lượng thông qua của các cảng.

Các kết quả trong năm 2023 có được là Cảng SSIT đã đón các tuyến dịch vụ mới ghé cảng trong năm. Cảng SSIT đã đón chuyến tàu đầu tiên của tuyến dịch vụ Bengal của hãng tàu MSC kết nối Việt Nam kết nối Việt Nam với Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Bangladesh và các nước Đông Nam Á khác vào ngày 28/3; đón chuyến tàu Dolphin của hãng tàu MSC ngày 14/7; đón chuyến tàu đầu tiên của tuyến Shikra kết nối Việt Nam với các cảng lớn Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác ngày 1/7.

Do tình hình thị trường, khách hàng chính của cảng SSIT là hãng tàu MSC đã điều chỉnh các tuyến dịch vụ cập cảng SSIT, do đó năm 2023 các tháng cuối năm cảng SSIT có 5 chuyến tàu cập cảng hàng tuần.

Dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều ảnh hưởng, trong năm 2023 cảng SSIT đã tổ chức tiếp nhận tổng cộng 387 chuyến tàu biển một cách an toàn, bao gồm tàu container, tàu nông sản và tàu khách. Trong bối cảnh thị trường sụt giảm, tập thể cảng SSIT đã cố gắng khai thác thêm hàng rời với sản lượng năm 2023 đạt gần 2 triệu tấn, cũng như tiếp nhận thêm các chuyến tàu khách khi cầu bến trống.

Thành công trong việc tái cơ cấu tài chính

Theo lãnh đạo SSIT, năm 2023 cũng đánh dấu một cột mốc rất quan trọng trong các hoạt động của SSIT, trong bối cảnh thị trường bị ảnh hưởng, tình hình lạm phát kéo theo lãi suất tăng cao, dưới sự định hướng, hướng dẫn của các chủ sở hữu, hội đồng thành viên, tập thể ban điều hành SSIT đã theo sát thực thi và thành công trong việc tái cơ cấu tài chính với các ngân hàng cho vay.

Sau khi đạt được thỏa thuận này, SSIT đã hoàn thành việc thanh toán khoản nợ tiền thuê đất của cảng Sài Gòn tồn đọng từ năm 2012 - 2022 với khoản tiền khoảng 350 tỷ đồng, và SSIT đã tiếp tục thanh toán khoản chi phí thuê đất từ Cảng Sài Gòn cho năm 2023. Từ quý II/2024, SSIT sẽ bắt đầu thanh toán khoản vay chủ sở hữu với lãi suất vay 6,3%/năm. Ngoài ra, tập thể Ban Điều hành, các phòng ban SSIT cũng tăng cường các biện pháp quản lý chi phí, tinh gọn và duy trì chất lượng dịch vụ ổn định, tốt với các khách hàng.

Được biết, cảng SSIT là cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được xây dựng để khai thác tàu container kích cỡ lớn, trọng tải lên đến 200.000 DWT tương đương 18.000 TEU - 20.000 TEU và được trang bị các thiết bị khai thác hiện đại bao gồm các cẩu bờ lớn nhất Việt Nam. Cảng SSIT đang làm việc với các cơ quan bộ, ngành liên quan để hỗ trợ các tàu có tải trọng lớn hơn vào Việt Nam, bao gồm các tàu container siêu lớn trọng tải lên đến 250,000 DWT với sức chở đến 24.000 TEU nhằm hỗ trợ giảm chi phí trên mỗi container cho hãng tàu.

Từ khi thành lập đến nay, trải qua gần 20 năm, Cảng SSIT là cảng biển nước sâu hiện đại, cung cấp các dịch vụ cho các hãng tàu, khách hàng và là cảng cữa ngõ khu vực miền Nam, Việt Nam; là một trong những cảng nước sâu lớn nhất cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống cảng biển khu vực Cái Mép nói riêng và của cả Việt Nam nói chung.

分享到: