游客发表
发帖时间:2025-01-26 06:33:37
Đã có 2 dự án ăn nên làm ra
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành.
Theo Bộ Công thương, sau gần 3 năm thực hiện nhiệm vụ xử lý các dự án, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chậm tiến độ, đến nay vướng mắc tại một số dự án đã từng bước được tháo gỡ.
Đối với 6 dự án trước đây có hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ, đến năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng lợi nhuận sau thuế đạt 7,299 tỷ đồng và Nhà máy thép Việt – Trung lợi nhuận sau thuế đạt 270,730 tỷ đồng). Tuy nhiên, do khó khăn của thị trường, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm 2018. Đối với 4 dự án còn đang thua lỗ đang từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục giảm được lỗ nhưng do tình hình thị trường diễn biến khó khăn nên kết quả chưa bền vững. So với năm 2017, năm 2018 Nhà máy đạm Hà Bắc giảm lỗ 342 tỷ đồng, Nhà máy đạm Ninh Bình giảm lỗ hơn 417 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2018, trong 8 tháng đầu năm 2019, Nhà máy đạm Ninh Bình giảm lỗ hơn 284 tỷ đồng, nhưng Nhà máy đạm Hà Bắc tăng lỗ hơn 138 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 –Lào Cai tăng lỗ hơn 94 tỷ đồng.
Đối với 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay có 1 dự án đã vận hành trở lại, 2 dự án đã đủ điều kiện vận hành trở lại nhưng do thị trường khó khăn nên vẫn dừng sản xuất, như Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Dự án Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bình Phước.
Đối với 3 dự án xây dựng dở dang: Tổng công ty Giấy Việt Nam đã trình Bộ Công thương phương án để tiếp tục xử lý dự án và tổ chức triển khai bán đấu giá dự án lần 2 theo quy định; Dự án Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn; dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Nhà máy Gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC với MCC và các nhà thầu phụ.
Đáng chú ý, trong số 12 dự án này, có dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng làm ăn bước đầu có lãi. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 227 tỷ đồng. 8 tháng năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 7 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2018. Đây là dự án đạt được hiệu quả đầu tư, tổng mức đầu tư đã quyết toán thực tế (hơn 2.300 tỷ đồng) giảm 437 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt. Dự án có lợi nhuận ngay từ năm đầu tiên đi vào sản xuất thương mại, sau 9 năm (2010 - 2018), lợi nhuận lũy kế đạt hơn 500 tỷ đồng. Chính vì vậy, tháng 4/2019, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về hoàn thiện đề xuất đưa dự án ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Hiện Bộ Công thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền, hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo tiếp theo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, còn 2 dự án là: Dự án Nhà máy thép Việt Trung và Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên cũng bắt đầu làm ăn có lãi, có số thu nộp về ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp phải tự vươn lên, không trông chờ Nhà nước
Theo Bộ Công thương, việc xử lý các dự án đã đảm bảo tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án.
Hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng để thực hiện 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương với tổng số dư cấp tín dụng đến thời điểm 30/6/2019 là hơn 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng trung dài hạn là hơn 16.400 tỷ đồng, còn lại 3.650 tỷ đồng là cấp tín dụng ngắn hạn.
Ngoài cấp tín dụng đối với 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, các ngân hàng thương mại còn cấp tín dụng đối với các dự án khác của các chủ đầu tư là 2.360 tỷ đồng. Vì vậy, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư đến thời điểm 30/6/2019 là 22.423 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng trung, dài hạn là 16.501 tỷ đồng; dư nợ tín dụng ngắn hạn là 5.922 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Công thương, những khó khăn, vướng mắc mấu chốt nhất hiện nay vẫn tập trung ở 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ dự án; vấn đề tài chính để giải quyết khó khăn cho dự án, doanh nghiệp; xây dựng phương án thoái vốn.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương cho biết sẽ tập trung xử lý các vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, làm cơ sở để xử lý dứt điểm việc quyết toán hoàn thành dự án và các vấn đề khác có liên quan; coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, phải tập trung xử lý được trong thời gian sớm nhất.
Theo đó, Bộ Công thương sẽ tập trung chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty rà soát, cập nhật, đánh giá kỹ lại các vấn đề cụ thể còn đang vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tài sản của dự án; xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể công việc cần thực hiện; thuê tư vấn và tham vấn Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành liên quan để sớm xử lý dứt điểm.
Đối với các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp đổi mới quản trị doanh nghiệp, tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp một cách bền vững, loại bỏ tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới, sẽ xem xét đưa ra khỏi danh sách đối với các dự án, doanh nghiệp đã hoàn thành cơ bản việc xử lý các tồn tại, vướng mắc, sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi. Trong đó, thực hiện ngay đối với Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm DAP số 1 – Hải Phòng./.
Minh Anh
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接