Công nhân sản xuất mây tre đan xuất khẩu tại Công ty TNHH Đức Phong |
Trên địa bàn Nghệ An hiện có hơn 700 DN nhỏ và vừa,ộinhậpvàpháttriể7 of cups ngược với 18 chi hội và trên 1.000 hội viên. Tuy quy mô còn hạn chế nhưng DN nhỏ và vừa đã tạo thành mạng lưới kinh doanh rộng khắp, từ các trung tâm kinh tế đến các địa bàn nông thôn, đóng vai trò quan trọng là kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho xã hội. Ngoài đóng góp trực tiếp vào ngân sách, các DN nhỏ và vừa còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác như: Xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tham gia đóng góp xóa nhà tạm, nhà tranh tre; tài trợ hoạt động xã hội, thể dục thể thao; cung cấp học bổng cho sinh viên nghèo.
Với tinh thần vượt khó, các DN ở Nghệ An đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đã ổn định sản xuất- kinh doanh và có bước phát triển đáng kể. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, thương mại có mức tăng trưởng khá cao và các DN trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch doanh thu tăng hàng năm, thu hút lượng lao động khá lớn. Nhiều DN đã quan tâm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Ngoài ra, nhiều DN còn đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường... bước đầu đã mang lại hiệu quả cao.
Luôn xác định khối DN này là xương sống của nền kinh tế nhưng khi bước vào hội nhập, đây lại là thách thức. Theo ông Nguyễn Duy Tuấn- cố vấn VCCI ở Nghệ An, vấn đề hội nhập lâu nay không được quan tâm, “nước đến chân vẫn không nhảy được”, bởi không hiểu gì mà nhảy. Các DN còn mơ hồ về hội nhập. Để chuẩn bị cho hội nhập thì Hội DN cũng tuyên truyền qua các hội thảo nhằm giúp các DN có kiến thức cơ bản về hội nhập.
Ông Trần Anh Sơn- Tổng công ty Nông sản xuất nhập khẩu Nghệ An- cho biết viêc Việt Nam gia nhập cộng đồng ASEAN vào tháng 12/2015 sẽ mang lại cho các DN Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng cơ hội để phát triển. Thế nhưng, hiện tại các DN chưa thấy sự vào cuộc của các cấp, ngành liên quan về vấn đề này. Ông kiến nghị UBND tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến nội dung cần thiết về hội nhập cộng đồng ASEAN để các DN tận dụng được những cơ hội và ứng phó với những thách thức đặt ra.
Công ty TNHH Đức Phong chuyên sản xuất các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu- là công ty có bề dày trong lĩnh vực xuất khẩu tại Nghệ An, với doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu chiếm 80%, hàng năm tạo công việc cho gần 2.000 lao động địa phương. Thế nhưng trước thềm hội nhập, DN vẫn lúng túng. Ông Thái Đại Phong- Giám đốc công ty- chia sẻ: “Khi gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh của các DN Nghệ An rất yếu. Bởi lẽ các công ty có quy mô nhỏ, nguồn tài chính không tốt, thị trường hẹp nên khi thông thương là một thử thách lớn cho DN…”.
Đứng trước những thách thức đặt ra, tỉnh Nghệ An đã đưa ra nhiều quyết sách hợp lý, chuẩn bị những bước tiến dài, thể hiện ngay ở chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2014. Theo phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường tại Hội nghị đối thoại DN diễn ra mới đây, ông ghi nhận sự đóng góp của các DN vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, các địa phương kịp thời trả lời thắc mắc của DN. Các kiến nghị được nêu tại hội nghị thể hiện sự thẳng thắn của các DN về các vướng mắc, khó khăn để lãnh đạo tỉnh đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.
Mặc dù có sự nỗ lực tăng bậc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, công tác thu hút đầu tư, phát triển DN… có chuyển động rõ nét, nhưng để cộng đồng DN phát triển mạnh hơn và tỉnh Nghệ An thực sự trở thành tỉnh khá như tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị thì còn nhiều việc phải làm. Trong đó, chú trọng việc đồng hành cùng DN, giúp DN phát triển bền vững, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu ngân sách…