【ty le bong da macao】Gọt vảy rồng
(CMO) Chuyện này giờ nói ra chắc nhiều người không tin, nhưng hoàn toàn có thật. Đây là công việc quan trọng mà nhiều nhà ở xứ Cà Mau làm để chuẩn bị cho Tết đến, xuân về. Tất nhiên, đây không phải là tên của một món ăn như người miền thượng, có món ẩm thực làm từ đất.
Dù điều kiện sống trước đây còn khó khăn, nhưng với người Cà Mau, cái ăn chưa bao giờ là vấn đề đáng để bận tâm. Rừng vàng, biển bạc, sản vật minh thiên, chỉ cần quơ tay là có. Thêm thời tiết thuận hoà, thế nên cái ở của người Cà Mau cũng trở nên tối giản theo phương châm “ăn nhiều chớ ở bao nhiêu”. Căn nhà chỉ có cột kèo cặm bằng đước, bằng tràm, lợp lá dừa nước, đất nền đắp đào từ thứ bùn phù sa chưa rỏ phèn. Rất hiếm nhà có điều kiện lát gạch nền nhà. Nền nhà đất là nguyên nhân mà hàng năm, dù muốn hay không, người ta phải gọt đất để ăn Tết.
Khi gió chướng phất ngọn, Nam Bộ chính thức vào mùa khô thì nơi nơi bắt đầu râm ran chuyện ăn Tết. Làm ăn hanh thông hay chật vật, ăn Tết cũng phải tươm tất, nguyện cầu cho năm mới tấn tới, tươi vui. Cũng lạ đời, cứ gió chướng nổi lên thì cái nền nhà đất xì phèn, đóng lớp như muối. Đi ra đi vô mà chân dính nước thì quến phèn dẻo quẹo không khác gì sình non. Qua một mùa mưa hàng nửa năm trời, cái nền nhà phẳng phiu, láng bóng năm trước giờ đóng sình cục u na, u nần, lô nhô như nấm rơm mọc trong nhà mà trong nông thôn người ta gọi là nổi vảy rồng.
Minh họa: Minh Tấn |
Ngặt một nỗi là khi khách bước vô nhà, phải ngó xuống dưới để bước qua các ngạch cửa. Ngó xuống thì đập vô mắt cái nền nhà trước tiên. Nhà nào mà nền nhà đóng phèn, lên mốc, nổi cục như óc trâu thì hẳn nhiên là gia chủ làm biếng nhớt thây hoặc là do mải miết lo chuyện đủ thiếu mà bỏ phế, bỏ liều việc sửa sang nhà cửa. Nhất là mấy cô, mấy chị nhà khá giả, điệu đà bộ cách, bước vô những nền nhà như thế thì cái chân vảnh vảnh, mắt nhìn dáo dát, miệng trề qua một bên như lội đường sình trời mưa. Hoặc là nhà cận Tết mà có việc hỉ, gia đình sui gia qua chơi mà ngó thấy cái nền nhà trời ơi, đất hỡi thì hết sức ái ngại.
Thôi thì nền nhà cũng coi như bộ mặt của chủ gia, có thế nào cũng phải chăm chút, sửa sang. Công việc gọt đất nền nhà nói vậy thôi chớ cũng lắm công phu. Nhà nào nền xì phèn thì việc đầu tiên là phải hạ phèn. Cũng không biết bí quyết này có từ bao giờ, nhưng mà rất hiệu quả. Đầu tiên là ra mé sông, đợi nghe tiếng rao “ai muối hông” là chủ gia ngoắt ghe lại, tuỳ vào nền nhà rộng hay hẹp mà mua vài táo muối đen. Muối đen được chủ gia rải đều lên khắp mặt nền nhà, đợi qua đêm rồi quét lại một lượt. Cách này thì cũng có đôi chút bất tiện. Muối qua đêm thì chảy quện phèn, ẩm rít. Chủ gia quán triệt cho tụi trẻ con hạn chế tối đa chuyện nhảy nhót, giỡn hớt, chờ cho nền đất ráo khô. Nhưng phèn thì cũng tiệt hẳn, trốn rúc xuống dưới nền nhà.
Nếu nền nhà dẽ chặt, không có lỗ nẻ thì đỡ cực hơn. Còn nếu đắp nền bằng đất non, dù có nện ghè cỡ nào, sau thời gian thì đất giựt thịt, hở toác chân gà. Người ta phải xách nước tưới ướt hết nền nhà, lấy thêm vá xới toàn bộ nền nhà lên mà giằm. Kế đến là lấy bàn nện bằng súc mù u kẹp hai cái tay vịn nhô lên mà ra sức nện cho đất dẽ lại. Công việc này cực nhọc không khác mấy so với việc đắp nền nhà mới. Cũng phải đợi hơn chục ngày, nền nhà mới ráo khô lại.
Những nhà chỉ có nền đất nổi óc trâu thì xử lý tương đối dễ dàng hơn. Đầu tiên, các mẹ, các chị dùng mũi dao phay sủi óc trâu cho bằng phẳng. Cạo, gọt sao cho ưng ý rồi thì tưới sơ qua lớp nước, dùng chai sành thân tròn để lăn cho bóng láng. Nhà nào có nghề mộc, cánh đàn ông dùng cây bào để bào đất cho mau, lại láng đều. Công việc gọt đất, bào nền nhà coi vậy chớ không thể làm xong trong một ngày, một bữa, mà có khi mười bữa, nửa tháng mới tạm ưng. Thông thường, chủ gia chỉ gọt đất, bào nền cho gian nhà chính, nơi đặt bàn thờ gia tiên, bộ bàn ghế uống nước trà tiếp khách. Nhà nào có đông đàn bà, con gái, việc gọt nền còn tiếp tục ở nhà sau, hiên nhà và có khi là cả khoảng sân rộng của gia đình. Đây cũng là một trong những điểm nhấn để khách tới, tinh ý biết rằng gia chủ đảm đang, kỹ lưỡng, đàn bà tề gia, nội trợ khéo léo.
Bởi vậy mới có chuyện cắc cớ ở vùng Cà Mau, dù nền nhà bằng đất nhưng khách tới chơi phải... bỏ dép ngoài hàng ba. Bước vào nhà, nền đất mun đen, bóng ngời, có khi còn chiếu bóng được. Chân không bước vào nền đất, cái mát lạnh chạy dọc sống lưng, làm lòng khách khoan khoái, thầm khen ngợi. Cái cảm tình đầu tiên đó làm cho khách - chủ thêm vui tươi, rồi khi cuộc rượu ngà ngà, trong cái gió Tết lồng lộng tứ bề, khách buông lời tán thưởng: “Nhà ông anh đúng là nền đất còn hơn lót gạch bông”. Nghe lời khen của khách, cánh đàn bà phía nhà sau mát lòng, mát dạ, làm thêm món mồi mới đãi khách nhậu tới quắc cần câu...
Sau này, nhà nền đất dần thưa bóng. Mỗi năm, người ta chỉ còn dành ra một ngày cận Tết để dọn dẹp, lau chùi lại nền nhà gạch bông đủ kiểu, đủ màu. Những nền nhà đất chỉ nép lại phía sau chái bếp, cũng không còn mùa gọt đất ăn Tết như bao năm cũ. Cũng không còn mấy cái lỗ nẻ mà ngày trước, tụi trẻ con lỡ rớt mấy viên đạn cu li xuống ngồi lấy cây mà lụi hụi vích lên, vích không được ngồi khóc hu hu. Lâu lâu, trong lỗ nẻ bỗng đâu có tờ giấy bạc hai trăm, năm trăm chẳng biết tại sao lại nằm ở đó, móc lên mà mừng như trúng cả kho báu. Ban đêm đi tè, con rết ở đâu cắn vô chân, chui xuống lỗ nẻ mất tiêu, cả nhà đốt đuốc lá dừa đỏ trời đi kiếm thủ phạm... Những lúc nền nhà gọt đất còn ướt nhẹp, ông tía lôi tụi nhỏ ra đo bàn chân coi đứa nào chạy nhẩm dấu giò...
Đã có thời, người Cà Mau gọt đất ăn Tết như thế đó. Để bây giờ, nhắc tới sao mà thấy thương, thấy nhớ...
Quốc Rin
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Giá cà phê cao lịch sử nhưng xuất khẩu còn tiếp tục trầy trật
- ·Ngày cuối năm ở nghĩa trang có 85 tấm bia mộ vô danh
- ·14 món ăn làm nên thương hiệu thiên đường ẩm thực Bangkok
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Chồng ngoại tình trong quán cà phê chòi, vợ nổi cơn thịnh nộ
- ·Chồng U70 vẫn thích ngoại tình, đi tìm 'của lạ'
- ·Xuất khẩu máy móc, thiết bị tăng hơn 6 tỷ USD
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·“Chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp”
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Đừng đợi một người không thuộc về riêng ta…
- ·10 sự thật thú vị mà đàn ông luôn muốn giấu giếm
- ·Nhiếp ảnh gia chụp khoảnh khắc cách ly vui vẻ tại nhà bằng flycam
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Giá phân bón cao chót vót, 2 Bộ họp khẩn bàn cách bình ổn
- ·Áp thuế chống bán phá giá sorbitol Trung Quốc, Ấn Độ cao nhất 68,5%
- ·Cô bé 15 tuổi kế vị 'Nữ hoàng quần vợt' đẹp như một thiên thần
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Hoa huỳnh liên rực rỡ ở đường tàu Sài Gòn