您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【thứ hạng của fc sion】Buôn lậu xăng dầu trên biển tiếp tục phức tạp 正文

【thứ hạng của fc sion】Buôn lậu xăng dầu trên biển tiếp tục phức tạp

时间:2025-01-10 22:58:45 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Tàu PACIFIC OCEAN bị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tạm giữ ngày 11/4 khi đang sang mạn khoảng 100 thứ hạng của fc sion

buon lau xang dau tren bien tiep tuc phuc tap

Tàu PACIFIC OCEAN bị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tạm giữ ngày 11/4 khi đang sang mạn khoảng 100 m3 dầu DO trên biển và đến nay vẫn chưa có hướng xử lý vì liên quan đến yếu tố nước ngoài. Ảnh: BTL Cảnh sát biển cung cấp.

Sử dụng "chiêu" tàu cá hoán cải

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh,ônlậuxăngdầutrênbiểntiếptụcphứctạthứ hạng của fc sion Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, trong 3 tháng thực hiện kế hoạch cao điểm (từ 25/12/2017 đến 20/3/2018), các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã chủ trì bắt giữ 20 vụ với 35 đối tượng liên quan đến vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu còn diễn biến phức tạp, trọng điểm là tại vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau... Qua đánh giá của các lực lượng chức năng, hoạt động này do các đối tượng trong nước móc nối, trực tiếp liên lạc với các chủ đầu nậu ở nước ngoài để vận chuyển xăng, dầu với số lượng lớn, khi phương tiện đến lãnh hải Việt Nam thì tổ chức sang mạn vận chuyển lên các tàu của Việt Nam. Cá biệt, có tàu quốc tịch nước ngoài tổ chức sang mạn trên vùng biển Việt Nam. Điển hình, lực lượng Cảnh sát biển đang tạm giữ 2 tàu nước ngoài sang mạn với số lượng khoảng 7 triệu lít dầu, hiện đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

Báo cáo từ Bộ Quốc phòng cho thấy, trong đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, trên tuyến biển nổi lên tình trạng buôn lậu xăng dầu vào Việt Nam. Các đối tượng buôn lậu mua xăng, dầu của các tàu nước ngoài (hoặc tàu Việt Nam mua ở nước ngoài về) với giá rẻ không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp, hồ sơ không rõ ràng..., việc mua bán diễn ra ở khu vực biển giáp ranh giữa Việt Nam và nước ngoài, khi bị phát hiện đối tượng nhanh chóng thoát ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Tại hội nghị giao ban quý I/2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (ngày 18/5), Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Phụ trách Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, trong quý I, lực lượng đã phát hiện, xử lý 57 vụ vi phạm, thu NSNN trên 3,1 tỷ đồng; khởi tố 3 vụ, 3 đối tượng. Trong số 57 vụ vi phạm thì có đến 15 vụ liên quan đến vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển với số lượng lên tới gần 15 triệu lít dầu DO.

Điển hình, liên tiếp trong 3 ngày đầu tháng 3, trên vùng biển Tây Nam, lực lượng Cảnh sát biển Vùng 4 đã bắt giữ 4 vụ vận chuyển dầu trái phép, thu giữ tang vật trên 1 triệu lít dầu DO không có giấy tờ hợp lệ. Mới đây, từ ngày 15 đến 18/5, cũng trên vùng biển Đông Nam và Tây Nam, lực lượng Cảnh sát biển Vùng 3 và Vùng 4 đã phát hiện, xử lý 4 vụ tàu cá vận chuyển với tang vật 460.000 lít dầu DO trái phép.

Hiện tại, nhu cầu mua dầu ngay ở trên biển của tàu cá Việt Nam là rất lớn, trong khi đó việc tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức. Do đó, các đối tượng mua (thường là tàu cá của ngư dân) sẽ mua được số lượng dầu với giá thấp hơn so với trong đất liền và không hao tổn nhiên liệu do phải di chuyển đi mua dầu. Phương thức giao dịch tiến hành nhanh gọn, bên mua và bên bán nhận nhau qua tín hiệu trước đó, bên mua cặp mạn nhận dầu, cách thức thanh toán do chủ của hai bên quyết định và diễn ra trong đất liền. Đặc biệt, có nhiều vụ việc, các đối tượng sử dụng tàu cá cải hoán thành tàu chở dầu; mang biển số giả trong nước và của cả nước ngoài.

buon lau xang dau tren bien tiep tuc phuc tap

Lực lượng Cảnh sát biển đang kiểm tra tàu cá hoán cải vận chuyển xăng dầu trái phép. (ngày 18/5/2018).

Khó khăn trong xử lý

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, lực lượng Cảnh sát biển phát huy hết khả năng trong công tác điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là vụ việc có yếu tố nước ngoài, phức tạp, liên quan đến nhiều nước và lĩnh vực thương mại quốc tế, giá trị tang vật lớn nên quá trình điều tra kéo dài mất nhiều thời gian. Đối với những vụ có dấu hiệu tội phạm, khi lực lượng Cảnh sát biển chuyển cơ quan điều tra chuyên trách thực hiện điều tra theo thẩm quyền, dù vậy, phần lớn phương tiện và hàng hóa trong thời gian đợi xử lý phải lưu bến bãi lâu, điều này đã làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cảng.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn cho rằng, hiện tại, các quy định pháp luật chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe hành vi vi phạm “mua dầu không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp trên biển” mà mới chỉ quy định hình thức phạt hành chính là “phạt tiền” và hình thức phạt bổ sung là “tịch thu tang vật”. Bên cạnh đó, vùng biển rộng, chế độ pháp lý trên mỗi vùng biển (nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) được quy định khác nhau nên việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới trên biển là hết sức khó khăn. Trong khi đó, lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh chống tội phạm, vi phạm còn mỏng, trang bị, phương tiện chuyên dùng phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ.

Lực lượng Cảnh sát biển đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần quản lý chặt chẽ loại phương tiện tàu cá của ngư dân sửa chữa, cải hoán thành phương tiện để sử dụng mua bán xăng dầu lậu, nhất là trên địa bàn, khu vực biển phía Nam. Đặc biệt, nghiên cứu biện pháp xử lý nghiêm các phương tiện tàu cá cải hoán nhằm mục đích buôn lậu xăng dầu như tước giấy phép khai thác thủy sản có thời hạn hoặc không cho xuất bến.

Bên cạnh đó, để xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại có yếu tố nước ngoài, đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các quốc gia xây dựng, ban hành hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cơ chế hợp tác giữa các bên làm cơ sở cho việc trao đổi thông tin giữa Việt Nam và các nước trong hoạt động điều tra xác minh hành vi vi phạm pháp luật của các tàu, thuyền nước ngoài trên biển.

Phát biểu kết luận tại buổi giao ban quý I của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép đối với các mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, than khoáng sản, thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp, nhưng các vụ việc được các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý chưa phản ánh hết và đúng với tình hình thực tế, số vụ khởi tố, điều tra xử lý hình sự chiếm tỷ lệ rất thấp.

Thời gian tới, để công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả, nhất là đối với mặt hàng xăng dầu, các lực lượng cần chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án đấu tranh phù hợp, cụ thể. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch 410/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.

Đồng thời, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các lực lượng chức năng liên quan, (Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan...) làm tốt công tác thu thập, chia sẻ thông tin, điều tra cơ bản, nắm chắc đối tượng, địa bàn, phương thức, thủ đoạn để cùng xác lập các chuyên án lớn, nhằm đảm bảo đánh đúng, trúng các đầu nậu buôn lậu, lợi dụng chính sách để vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển.