Bài 4:Chìa khóa để tăng thứ hạng PCI
Dừng chân ở hạng 38 năm 2021,ỉsốPCItừđiểmsốđếnhnhđộthong tin bóng đá nhưng chỉ một năm sau đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hậu Giang đã “nhảy lên” 26 bậc, tiến gần với nhóm những địa phương có “truyền thống” sở hữu chỉ số PCI cao. Những con số “biết nói” này là minh chứng cụ thể cho sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền cùng sự chung tay góp sức của toàn thể Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Ông Nguyễn Phương Lam (ảnh), Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Hậu Giang xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, với chỉ số PCI năm 2022 vừa công bố cho thấy, Hậu Giang tăng 26 bậc lên hạng thứ 12 trong bảng xếp hạng. Ông đánh giá như thế nào về sự nỗ lực của tỉnh ?
- Trước hết thì phải chúc mừng chính quyền tỉnh Hậu Giang đã có những nỗ lực cải cách vượt bậc để đưa Hậu Giang tăng điểm và thứ hạng cao trong PCI năm 2022. Hậu Giang là tỉnh tăng hạng nhiều thứ hai trong cả nước với 26 bậc, vươn lên xếp 12/63 tỉnh, thành phố. Có được kết quả này là tỉnh đã có sự quan tâm thực sự, chủ động triển khai các công việc liên quan để đặt trọng tâm là cải thiện cho được chất lượng điều hành từ nhiều năm trước. Từ tư duy lãnh đạo tỉnh với cách tiếp cận bài bản, Hậu Giang đã từng bước nắm bắt và xây dựng lộ trình thực hiện từ năm 2018 và năm 2019 Hậu Giang là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL và là 15 tỉnh, thành đi đầu trong cả nước, tiếp cận và xây dựng đánh giá bộ chỉ số điều hành cấp địa phương (gọi tắt là DDCI). Đo lường DDCI làm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ sở ngành, cấp huyện, từ đó làm động lực thay đổi quan niệm và trách nhiệm cán bộ công chức tỉnh đối với người dân và doanh nghiệp.
Hậu Giang đón vận hội mới để cất cánh và phát triển.
Từ những yêu cầu này, tỉnh còn đặt ra chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp, phân công cho từng huyện phát triển doanh nghiệp trên địa bàn như là một chỉ tiêu đánh giá kết quả. Đối với doanh nghiệp trên địa bàn, lãnh đạo tỉnh có sự quan tâm rất cụ thể, gặp gỡ thường xuyên với trao đổi thẳng thắn và quan trọng hơn là theo sát kết quả phản hồi từ các cơ quan khi doanh nghiệp có khiếu nại, yêu cầu gỡ vướng mắc. Hiệp hội Doanh nghiệp của tỉnh cũng được lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện cho thể hiện vai trò tổng hợp ý kiến để chính quyền ghi nhận và lắng nghe kịp thời.
Thưa ông, kết quả báo cáo năm nay có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng, đặc biệt ĐBSCL chỉ có 2 tỉnh nằm trong top 10 cả nước. Theo ông, đây có phải là điều bình thường hay nguyên nhân do đâu ?
- Trước hết phải nói rằng, kết quả công bố PCI 2022 cho thấy ĐBSCl đang tụt hậu hay nói cách khác, chính quyền một số tỉnh ĐBSCL chưa đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp nhiều như các tỉnh, khu vực khác. Mặt khác, điều hành kinh tế ở nhiều địa phương ĐBSCL có nỗ lực nhưng so với các tỉnh khác thì chưa cao. Do đó, mặc dù có được cải thiện điểm số nhưng thứ hạng lại bị “chen vào”, dẫn đến rất nhiều địa phương bị rơi xuống thứ hạng thấp. Bên cạnh đó, bức tranh cũng cho thấy ĐBSCL không còn hội tụ như những năm trước đây mà là có sự phân tán thành 2 nhóm: điều hành tốt và trung bình.
Một trong những nguyên nhân về kỹ thuật là PCI 2022 có sự thay đổi về trọng số của các chỉ số thành phần, là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm điểm của một số tỉnh vốn có thế mạnh như “tính minh bạch”, “chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” đã giảm trọng số.
Một nguyên nhân khách quan, ĐBSCL vẫn còn chịu tác động của hậu đại dịch Covid-19, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thêm tác động của thị trường thế giới dẫn đến xuất khẩu giảm sút. Vì vậy, doanh nghiệp luôn đặt những kỳ vọng lớn hơn đối với chính quyền, trong khi với tình hình yêu cầu quản lý chặt chẽ, chính quyền một số địa phương có phần khắt khe hơn.
Qua kết quả đạt được, ông có nhận định gì về môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang ?
- Phải nói rằng môi trường kinh doanh và đầu tư của Hậu Giang đã cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá cao và các doanh nghiệp, nhà đầu tư mà chúng tôi ghi nhận đều cho rằng Hậu Giang rất thuận lợi và hấp dẫn bởi sự quan tâm, nhiệt huyết của lãnh đạo, chính quyền cấp tỉnh. Điều này đã duy trì được trong nhiều năm qua.
Về kết quả, Hậu Giang đã cải thiện đồng đều ở đa số các chỉ số thành phần, trong đó có 5 chỉ số tăng, 4 chỉ số giảm nhẹ. Nổi bật chỉ số Cạnh tranh bình đẳng dẫn đầu vùng ĐBSCL và xếp hạng 6/63 của cả nước, chỉ số Tính năng động xếp hạng 3/13 trong vùng ĐBSCL, xếp hạng 9/63 của cả nước, chỉ số Chi phí không chính thức xếp hạng 4/13 trong vùng và 12/63 của cả nước năm 2022.
Năm 2022, chỉ số đào tạo lao động của tỉnh đạt 5.32 điểm, thấp hơn so với năm 2021 (năm 2021 là 6.10 điểm). Ông có những gợi ý gì để tỉnh tăng được chỉ số này ?
- Đào tạo lao động là chỉ số mà các tỉnh ĐBSCL có nhiều bất lợi do quá trình đào tạo nguồn lao động ở vùng còn rất chậm, tình trạng khó khăn về hạ tầng, đầu tư dẫn đến di dân với số lượng lớn. Do cấu trúc ngành nghề chủ yếu là chế biến nông thủy sản, lao động chủ yếu là giản đơn, ít chịu tham gia các chương trình đào tạo nghề nên tỷ lệ lao động được đào tạo luôn ở mức thấp của cả nước.
Riêng Hậu Giang đã có những cải thiện, PCI 2022 xếp hạng chỉ số Đào tạo lao động của Hậu Giang thứ 6/13 trong vùng, 40/63 của cả nước. Trong đó nhiều chỉ tiêu có kết quả dẫn đầu cả nước như: Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng lao động phổ thông tại tỉnh là dễ dàng: 83% (cao nhất cả nước); tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng cán bộ kỹ thuật tại tỉnh là dễ dàng: 62%, tăng 18% so với năm 2021. Một số chỉ tiêu cải thiện tốt như Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt: 54% (trung vị cả nước 50%), tăng 23% so với năm 2018; Giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt: 59% (trung vị cả nước 58%), tăng 4% so với năm 2018.
Tuy vậy, nhiều chỉ tiêu còn hạn chế như: Lao động tại địa phương đáp ứng hoàn toàn/phần lớn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp: 41% (trung vị cả nước 39%), giảm 26% so với năm 2021; Tỷ lệ lao động tại doanh nghiệp đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 50% (trung vị cả nước 48%), giảm 20% so với năm 2021. Đây là những điểm mà ngành lao động cần quan tâm.
Ông có muốn chia sẻ thêm điều gì để Hậu Giang tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng trong những năm tiếp theo ?
- Tỉnh cần tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó tiếp tục thực hiện DDCI để cung cấp công cụ chính sách, hỗ trợ lãnh đạo trong công tác điều hành, cải thiện. Tiếp tục tuyên truyền về PCI, DDCI để doanh nghiệp hiểu rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng.
Các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp cần được thay đổi theo hướng thực chất, chú trọng chất lượng. Các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh cần sự quyết tâm, kiên trì trong trung và dài hạn để đạt được kết quả thực sự.
Năm 2022 lần đầu tiên công bố Chỉ số xanh PGI. Tỉnh cần nắm bắt để đón đầu xu hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường của Việt Nam mà cộng đồng thế giới đang kêu gọi mạnh mẽ trong các năm gần đây.
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
顶: 53383踩: 19
【thong tin bóng đá】Chỉ số PCI từ điểm số đến hành động
人参与 | 时间:2025-01-10 16:36:24
相关文章
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Cục Thuế Sơn La: Vừa hỗ trợ doanh nghiệp vừa đảm bảo tiến độ thu
- Bắc Ninh thu ngân sách nội địa đạt 47% dự toán
- Sản xuất công nghiệp 8 tháng: Duy trì tăng trưởng
- 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- “Bắt bệnh” khó lớn của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
- Tinh gọn là đòi hỏi tất yếu khách quan để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả
- 5 tháng vận hành thương mại, Alumin Nhân Cơ nộp ngân sách 240 tỷ đồng
- Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- 37.000 doanh nghiệp tham gia NSW
评论专区