您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả bóng đá tối qua và sáng nay】Năm học mới: Khó khăn và hy vọng! 正文

【kết quả bóng đá tối qua và sáng nay】Năm học mới: Khó khăn và hy vọng!

时间:2025-01-25 19:34:06 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Các bé có một lễ khai trường vô cùng đặc biệt, một mình hát quốc ca trước màn hình trực tuyến… (Ảnh kết quả bóng đá tối qua và sáng nay



Các bé có một lễ khai trường vô cùng đặc biệt,ămhọcmớiKhókhănvàhyvọ<strong>kết quả bóng đá tối qua và sáng nay</strong> một mình hát quốc ca trước màn hình trực tuyến… (Ảnh minh họa)

Các bé có một lễ khai trường vô cùng đặc biệt, một mình hát quốc ca trước màn hình trực tuyến… (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh đó, khi ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ…

Nhiều tỉnh lùi tựu trường

Trước thềm năm học mới, nhiều địa phương lùi thời gian tựu trường năm học mới 2021 - 2022 do ảnh hưởng dịch COVID-19. Sở GD-ĐT Hải Dương lùi thời gian tổ chức tựu trường với học sinh lớp 1 cho đến khi có thông báo mới. Sở đề nghị các trường thông tin kịp thời cho phụ huynh học sinh.

Trước đó, Hải Dương ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 với học sinh lớp 1 tựu trường ngày 23/8; học sinh các khối, lớp còn lại sẽ tựu trường vào ngày 1/9. Ngày khai giảng là 5/9. Sở GD-ĐT tỉnh này đang xây dựng kế hoạch cho ngày khai giảng năm học 2021 - 2022 với nhiều phương án khác nhau. Trường hợp dịch phức tạp, các trường sẽ khai giảng theo hình thức trực tuyến. Hình thức này được áp dụng với các địa phương có người mắc COVID-19, vùng cách ly, phong tỏa.

Tại Bắc Giang, theo kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022, học sinh lớp 1 tựu trường vào ngày 23/8. Nhưng do dịch COVID-19, Lục Ngạn, Sơn Động quyết định lùi thời gian tựu trường của học sinh lớp 1 đến 1/9. TP Bắc Giang cho học sinh lớp 1 lùi ngày tựu trường đến khi có thông báo mới. Trường học tại các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và một số xã, thị trấn của huyện Lạng Giang, Yên Thế vẫn đón học sinh lớp 1 đến trường vào 23/8.

Sở GD-ĐT Bắc Ninh quyết định lùi thời gian tựu trường của trẻ mầm non, học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên đến khi thông báo mới. Trước đó, tỉnh này quyết định học sinh lớp 1 tựu trường ngày 23/8; trẻ mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ đồng loạt tựu trường vào ngày 1/9.

Tại Hà Tĩnh, lùi thời gian tựu trường năm học 2021-2022 đến khi có thông báo mới. Theo kế hoạch thời gian ban đầu ngày tựu trường là 1/9, riêng lớp 1 tựu trường vào ngày 23/8. Tại Đắk Lắk, Sở GD-ĐT cho lùi thời gian tựu trường của học sinh lớp 1 trễ hơn 1 tuần thay vì cho tựu trường từ 23/8 như trong kế hoạch trước đó.

Tương tự, Sơn La cũng quyết định cho học sinh tạm dừng đến trường do huyện Phù Yên ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Sở GDĐT Sơn La cũng lên các phương án cho các tình huống cụ thể. Trước đó, tỉnh này quyết định cho học sinh tựu trường sớm nhất từ 16/8 nhằm có quỹ thời gian, phòng cho tình huống dịch Covid-19 bùng phát.

Tại Nghệ An, Sở GD-ĐT ra văn bản tạm dùng hoạt động của các trung tâm Tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từ ngày 17/8 cho đến khi có thông báo mới.

Trong khi đó, TP Hà Nội sẽ tổ chức khai giảng theo hình thức trực tuyến, có truyền hình trực tiếp trên HTV1 vào ngày 5/9…

Học trực tuyến có thể kéo dài

Tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc thường trực Sở GD-ĐT cho biết, năm nay học sinh trên địa bàn sẽ không có ngày tựu trường và khai giảng tập trung do ảnh hưởng của dịch bệnh. Sở đã xây dựng 3 kịch bản dạy học tương ứng với tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Học sinh có thể phải học trực tuyến ít nhất 4-6 tuần đầu năm học hoặc có thể kéo dài đến hết học kỳ I.

Năm học mới: Kh&oacute; khăn v&agrave; hy vọng! ảnh 1

Sở GD-ĐT TP.HCM thống kê hiện có 249 trường học trưng dụng làm khu cách ly, 453 trường làm điểm tiêm vaccine, có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1. Khi hoàn thành nhiệm vụ chống dịch, các cơ sở giáo dục cũng mất ít nhất 2 tuần để sửa chữa, cải tạo lại. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, ngành giáo dục sẽ chuẩn bị cho kịch bản học trực tuyến đến hết học kỳ I và xác định dạy học trực tuyến là phương thức dạy học ổn định trong năm học 2021-2022. Nhưng ông cũng không phủ nhận thực tế học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi học trực tuyến.

Năm học vừa qua, trẻ 5 tuổi không được đến trường đầy đủ nên việc làm quen chữ viết, tập viết không có nhiều thời gian. Tương tự, học sinh lớp 1 chỉ có học kỳ I được học tập trung đầy đủ, sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, các em học trực tuyến một thời gian và kết thúc năm học trong vội vã. Nên việc học trực tuyến với lớp 1, 2 sẽ gặp nhiều khó khăn… Như vậy, năm học này khi chương trình - sách giáo khoa mới được thực hiện với lớp 2 và lớp 6, thầy trò đều bỡ ngỡ vì nội dung, chương trình mới hoàn toàn và thầy trò chưa được gặp nhau làm quen như những năm trước.

Nhưng sự vất vả không chỉ vì độ khó trong chương trình học tăng lên, mà ngay với học sinh lớp 1, khi trường lớp thầy cô hoàn toàn mới mẻ, các con đến trường học trực tiếp còn gian nan, nữa là học trực tuyến. Tất cả những khó khăn ấy, đã và đang là điều hiện hữu trước thềm năm học mới!

Mặt khác, việc tổ chức dạy và học online trong năm học vừa qua được hiểu là giải pháp tình thế. Sẽ rất khó để đưa ra đánh giá liên quan tới chất lượng. Do đó, khi xác định học trực tuyến có thể kéo dài tùy vào tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để bảo đảm mọi trẻ trong độ tuổi đều được học. Và không chỉ vậy, đó còn là những gia đình mà bố mẹ không có thời gian “kèm” con nhỏ khi chúng cần sử dụng thiết bị để học...

Cùng với đó, năm học mới, những biến động về nghề nghiệp, nơi ở, sinh kế, của các gia đình do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, dẫn tới nguy cơ học sinh bỏ học, thiếu thiết bị học tập… sẽ là những thách thức rất lớn với ngành giáo dục…

An toàn thì mới đến trường

PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương như hiện nay, quan điểm chỉ đạo của Bộ GD-ĐT với nhiệm vụ năm học trước hết là phải bảo đảm an toàn. An toàn thì mới đến trường, đến trường thì phải an toàn.

Hai là, xây dựng kế hoạch nhà trường bảo đảm linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bao gồm cả dạy học trực tuyến và trực tiếp. Dịch bệnh phức tạp nên phải thích ứng để bảo đảm chương trình, không vì dịch COVID-19 mà không hoàn thành.

Ba là, giữ được chất lượng dạy học.

Ông Thành bày tỏ: “Tôi hiểu nỗi lo lắng của phụ huynh học sinh là nếu học trực tuyến thì sẽ học như thế nào, có bảo đảm chất lượng hay không? Tôi khẳng định là khi xây dựng chương trình giáo dục, các trường phải tính toán nhiều kịch bản. Trường hợp học sinh không thể đến trường thì học trực tuyến, còn thời gian nào có thể học trực tiếp thì phải coi đó là thời gian vàng để tương tác giữa thầy và trò.

Việc xây dựng kế hoạch học tập trực tuyến để bảo đảm nội dung phù hợp là điều hết sức quan trọng. Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn 3 năm nay và chúng tôi đang hướng dẫn các trường chủ động ngay từ đầu. Chúng tôi đã ban hành Thông tư 09 chỉ đạo các Sở GD-ĐT, các trường bảo đảm tăng cường phát triển công nghệ thông tin dạy học trực tuyến, bảo đảm việc tương tác giữa thầy và trò thuận lợi. Học sinh cũng chuẩn bị tâm thế, không phải đến giờ mới vào mạng để học. Chúng tôi mong các vị phụ huynh hỗ trợ, đôn đốc con em bởi đây là cơ hội để các em có năng lực tự học cao hơn”…

Hơn nữa, năm học 2021-2022 là năm học quan trọng với việc triển khai chương trình - sách giáo khoa mới ở lớp 1, 2, 6 và nhiều đổi mới, đặc biệt là các môn tích hợp. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, chương trình mới vẫn là những kiến thức phổ thông cơ bản, phần lớn có trong chương trình hiện hành, tương đồng với các quốc gia trên thế giới. Chỉ có điều, chương trình mới sắp xếp những nội dung kiến thức ấy trong mỗi môn học cũng như các môn học để bảo đảm không có sự trùng lặp kiến thức, giảm bớt các kiến thức hàn lâm.

Kiến thức phổ thông cơ bản giống nhau nên học sinh có thể yên tâm, ông Thành nhấn mạnh. Có thể nói, trong hoàn cảnh dịch bệnh, với ý chí không bao giờ lùi bước trước khó khăn và khả năng sáng tạo không giới hạn, chúng ta tin tưởng một năm học mới với những khởi đầu mới trong khó khăn và rồi khó khăn nào cũng vượt qua. Những ngày này, một số trường, một số địa phương đã bắt đầu năm học mới với lễ khai trường trực tuyến. Các bé lớp 1, lớp 2 một mình hát quốc ca trước màn hình vô cùng xúc động. Một năm học đặc biệt của những nỗ lực và sự cố gắng với tất cả các nhà trường và các gia đình. Tin rằng, trong gian khó, chúng ta sẽ có những thế hệ học sinh mới chủ động trong học tập, dẫu dịch bệnh buộc chúng ta “dừng đến trường, nhưng không dừng học”…

Trong điều kiện phải học trực tuyến kéo dài, nội dung học tập trên lớp của học sinh được tinh giản để phù hợp bối cảnh dịch bệnh. Theo đó, 10 môn sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu…