Cột cờ Nam Định,ộtcờNamĐịkèo 1/4 là sao thời xưa gọi là Kỳ đài Thành Nam, là một trong bốn cột cờ cổ xưa nhất cả nước, được xây dựng vào đầu thời Nguyễn cùng với Kỳ đài Kinh thành Huế (1807); Kỳ đài Hà Nội (1812); Kỳ đài Thành Bắc Ninh (1838). Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, Cột cờ Nam Định được khởi dựng từ năm Gia Long 11 (1812) đến năm Quý Mão (1843) hoàn thành. Đây là công trình quan trọng của Thành cổ Nam Định, nằm ở phía Nam nội thành, trước Điện Kính Thiên (nay là Chùa Vọng Cung). Với chiều cao 23,84m, Cột cờ Nam Định là kiến trúc cao nhất của Thành Nam thời kỳ đó. Đứng lầu vọng canh của Cột cờ có thể nhìn sang được vùng đất Thái Bình, bên kia sông Hồng, thậm chí nhìn sang tới tận Ninh Bình, bên kia sông Đáy. Cột cờ Nam Định là một công trình kiến trúc độc đáo, phần bệ được xây bằng gạch nung già màu đỏ sẫm, khá tương đồng với Cột cờ Hà Nội. Cả hai cột cờ đều có mô hình một ngọn tháp hình lục lăng, bên trong rỗng và có cầu thang xoắn ốc đưa lên đỉnh.
Sân Cột cờ Nam Định xưa được xây thành sân hành lễ, hình vuông, có hàng lan can ở bốn cạnh. Phía Nam đặt hai khẩu súng thần công. Phía Đông đặt lư hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ Cột cờ - Thành cổ vào các năm 1873 và 1883. Cột cờ Nam Định bao gồm 3 phần chính: chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế Cột cờ gồm hai bệ hình vuông. Bệ trên thu nhỏ lại so với bệ dưới. Xung quanh phía ngoài của hai mặt bệ đều xây lan can. Bệ dưới mỗi cạnh dài 16,33m; cao 2,40m. Từ bệ dưới lên bệ trên đều có bậc lên xuống. Bệ trên mỗi cạnh dài 11,42m; cao 3,10m. Bốn mặt bệ đều xây lan can và trổ bốn cửa. Trên mặt bệ thứ hai, có cửa đi vào bên trong Cột cờ.
Trên cửa phía Đông có hai chữ “Nghênh húc” (đón ánh ban mai); cửa phía Nam có hai chữ “Hướng quang” (hướng theo đức sáng). Phía Nam có cửa đi vào trong thân cột cờ; trên cửa gắn bia đá khắc chữ Hán “Kỳ đài” và “Thiệu Trị tam niên phụng tạo.” Dưới bệ có Đền thờ Bà chúa Cột cờ - Giám thương Công chúa Nguyễn Thị Trinh - liệt nữ đầu tiên, hy sinh trong trận quân xâm lược Pháp đánh chiếm thành Nam Định ngày 11-12-1873. Thân Cột cờ cao 12,65m, phần dưới xây hình trụ bát giác, phần trên xây hình tròn, thu nhỏ dần từ trên xuống dưới. Trong thân cột cờ có cầu thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc đi lên vọng canh, được chiếu sáng bằng 32 ô cửa sổ hình hoa thị của 8 mặt thân cột cờ. Phần vọng canh xây hình trụ tròn có hàng lan can, 4 cửa vòm và 8 ô cửa sổ nhỏ. Từ mặt vọng canh có thang sắt nhỏ lên đỉnh Cột cờ. Đứng trên lầu vọng canh có thể quan sát thoải mái về các phương hướng nội, ngoại thành. Người dân Nam Định luôn tự hào với Cột cờ Thành Nam bởi nó gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Trong 2 lần thực dân Pháp đánh chiếm Thành Nam vào các năm 1873, 1883, Cột cờ là nơi diễn ra những trận chiến đấu kiên cường của các tướng sỹ và nhân dân Thành Nam. Nhiều người đã anh dũng hy sinh, trong đó có anh hùng liệt nữ Nguyễn Thị Trinh. Bà là con gái của cụ Nguyễn Kế Hưng - quan Vệ úy coi kho lương ở Thành Nam triều Nguyễn. Sau khi mất, bà được Vua Tự Đức và Vua Thành Thái truy phong là “Giám thương Công chúa” (Bà Chúa coi kho) và phong tặng mỹ hiệu “Tiết liệt anh phong.” Nhân dân Thành Nam suy tôn bà là Bản Cảnh Thành hoàng và lập miếu thờ tại Kỳ đài. Tại Cột cờ hiện nay ở độ cao 11m về phía Nam vẫn còn một vết đạn sâu 4cm, đường kính 6cm - vết tích của tàu chiến Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong thành ngày 27/3/1883.
Năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đỉnh Kỳ đài, khẳng định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trên quê hương Nam Định. Trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhiều cán bộ, Đảng viên chọn Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt bí mật để bàn kế chỉ đạo phong trào. Cột cờ Nam Định cũng là trạm quan sát và trực chiến của dân quân tự vệ Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Trải qua hai trận bị máy bay Mỹ oanh kích vào năm 1965 và năm 1972, Cột cờ bị phá hủy. Đến năm 1997, kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố Nam Định (1954-1997), Cột cờ được phục dựng lại theo đúng nguyên trạng. Cột cờ Nam Định được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia từ rất sớm, vào ngày 28-4-1962. Năm 1997, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp Bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa cho công trình này. Từ năm 2011, Bảo tàng tỉnh Nam Định tiếp nhận quản lý Di tích Cột cờ Nam Định. Hàng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan và thắp hương tưởng nhớ các anh hùng hy sinh vì đất nước. Với giá trị lịch sử và văn hóa, công trình kiến trúc cổ gần 2 thế kỷ Cột cờ Nam Định chính là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc Việt Nam. |