当前位置:首页 > Cúp C2

【truc tiep bong da hom nay xoi lac】Gỡ khó cho thủy lợi vùng biên

Thi công gần 2 năm: Chỉ đạt 16,ỡkhoacutechothủylợtruc tiep bong da hom nay xoi lac6% khối lượng

Dự án Cụm công trình thủy lợi vùng cao biên giới chia làm 2 gói thầu. Gói thầu xây lắp số 1 là hồ chứa Đaou2 (huyện Bù Đăng) và hồ chứa nước thôn 6 Khắc Khoan (huyện Bù Gia Mập) dự kiến hoàn thành vào ngày 31-12-2020. Đến nay, gói thầu này đã đạt 97% khối lượng thi công. Tuy nhiên, gói thầu xây lắp số 2 là hồ chứa nước Bù Tam (huyện Bù Đốp) và hồ chứa nước Đarana (huyện Bù Đăng) lại chậm trễ tiến độ thi công. Được khởi công vào ngày 5-7-2019 với thời gian thực hiện 24 tháng, gói thầu này dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 5-2021. Vậy mà đến nay, gói thầu mới đạt khoảng 16,6% khối lượng. Trong đó, khó khăn lớn nhất khiến tiến độ thi công bị chậm trễ là vấn đề giải phóng mặt bằng.

Công trình hồ chứa nước Ðarana thuộc xã Ðức Liễu, huyện Bù Ðăng dang dở sau gần 2 năm thi công

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước - đơn vị chủ đầu tư dự án, 1 hộ dân khu vực đầu mối và 5 hộ dân khu vực lòng hồ Đarana không chấp thuận các điều kiện đền bù để di dời giải phóng mặt bằng. Ban quản lý dự án đã phối hợp với hội đồng bồi thường vận động nhiều lần nhưng các hộ dân vẫn không chấp thuận. Do đó, đến nay hồ Đarana vẫn chưa thể xây dựng cống và đập dâng. Đây đều là những công trình quan trọng bắt buộc phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất. “Chúng tôi rất mong chính quyền huyện Bù Đăng rà soát và kiện toàn hồ sơ, thủ tục, nhanh chóng cưỡng chế số hộ dân này để chúng tôi thi công công trình” - ông Dương Hoàng Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh nói.

Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Trần Văn Phương cho biết: Huyện đã hoàn thành các thủ tục để ra quyết định cưỡng chế các hộ dân này trong thời gian sớm nhất. Cưỡng chế là giải pháp cuối cùng bắt buộc phải thực hiện để dự án có thể tiếp tục thi công. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo huyện Bù Đăng quyết liệt với dự án này. Không để chậm trễ hơn nữa.

Phải có phương án giải phóng mặt bằng

Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đầu tư cho Bình Phước xây dựng thêm 4 hồ chứa trữ lượng xấp xỉ 10 triệu mét khối trên địa bàn huyện Lộc Ninh, bao gồm: hồ Tà Mai, hồ Bà Tám, hồ Suối Kal, hồ trung tâm thị trấn Lộc Ninh, với tổng mức đầu tư 535 tỷ đồng. Tổng diện tích các hồ 193 ha với mức kinh phí bồi thường 218 tỷ đồng. Khi hoàn thành, các công trình này dự kiến sẽ tích nước phục vụ cả khu vực huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long. Tuy nhiên, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án phải là vấn đề được quan tâm đầu tiên.

Năm 2021 sẽ khép kín Dự án Cụm công trình thủy lợi vùng cao biên giới, tương ứng với việc không thể bố trí thêm vốn. Nếu Bình Phước không nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công thì rủi ro của công trình hồ chứa nước Ðarana là rất lớn và nhiều khả năng sẽ dở dang, không thực hiện được.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Phước, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Huyện Lộc Ninh phải có phương án tính toán khi xây dựng hồ chứa, chọn vị trí lòng hồ để đảm bảo khả năng giải phóng mặt bằng tốt nhất, tránh xảy ra tình trạng như các hồ chứa của dự án Cụm công trình thủy lợi vùng cao biên giới. Chúng tôi rất quan tâm và mong muốn đầu tư xây dựng cho Bình Phước. Tuy nhiên, các công trình phải có hiệu quả và thật sự cần thiết. Tư duy thực hiện cũng cần phải thay đổi. Hồ chứa không lớn mà thời gian thi công chậm trễ là rất không nên.

Theo thống kê, Bình Phước đang thiếu khoảng 250 triệu mét khối nước/năm và là tỉnh thiếu nước, dễ chịu tác động của hạn hán. Do đó, các dự án cụm công trình thủy lợi được xây dựng với mục tiêu nâng cao diện tích tưới chủ động, phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Khi Bình Phước dịch chuyển cây trồng, hệ thống hạ tầng thủy lợi phải thực hiện đa mục tiêu, tưới lúa ít đi, phục vụ cây công nghiệp, sản xuất công nghiệp, đồng thời phòng chống thiên tai.

Hiện diện tích tưới chủ động của Bình Phước là 43 ngàn ha, chiếm khoảng gần 50% diện tích tưới tiêu. Những diện tích chưa tưới được chủ yếu là cây công nghiệp và cây giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Bình Phước là tỉnh nông nghiệp nên phải có giải pháp hỗ trợ người dân. Ngoài các dự án hồ chứa do bộ hỗ trợ, tỉnh có thể tính toán đến phương án xây dựng các hồ chứa nước nhỏ theo quy mô hộ gia đình để giải quyết vấn đề nước tưới cho người dân và ứng phó nguy cơ hạn hán.

分享到: