Các văn nghệ sĩ trong chuyến đi thực tế Trải nghiệm và sáng tạo kết bóng đá ngoại hạng anh" />
游客发表
');this.closest('table').remove();"> |
Các văn nghệ sĩ trong chuyến đi thực tế |
Trải nghiệm và sáng tạo trên quê hương đổi mới
15 văn nghệ sĩ thuộc 4 hội chuyên ngành đã có những chuyến đi thực tế trong tháng 5 vừa qua. Dịp này, Ban Tổ chức đã tổ chức cho đoàn văn nghệ sĩ đi tham quan, trải nghiệm không gian quê hương Thừa Thiên Huế đổi mới. Tại huyện Phong Điền, các hội viên đến làng cổ Phước Tích, làng mộc Mỹ Xuyên, KCN Phong Điền, Chiến khu Hòa Mỹ, Nhà đại chúng xã Phong Mỹ, điểm du lịch sinh thái thượng nguồn sông Ô Lâu (Hầm Heo), du thuyền trên dòng sông Ô Lâu… Tại huyện Phú Vang, đoàn văn nghệ sĩ ghé thăm đình làng và chợ An Truyền, tháp Chăm Mỹ Khánh (Phú Diên), du thuyền trải nghiệm ở đầm Chuồn, biển Phú Vang… Ngoài ra, các văn nghệ sĩ còn chủ động thâm nhập thực tế ở các địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh, từ đó có thêm tư liệu, có những phát hiện mới, góc nhìn mới về vùng đất, con người Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đổi mới.
Tháp Mỹ Khánh có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII, cổ nhất trong số tháp Chăm còn tồn tại dọc theo dải đất miền Trung. Những vẻ đẹp của xưa xanh Phước Tích. Ngôi làng nhỏ Mỹ Xuyên lưu dấu bí quyết nghề chạm khắc trên gỗ được gìn giữ từ hàng trăm năm nay. Ngày xưa, Tỉnh ủy đã chọn Hòa Mỹ làm chiến khu cách mạng của tỉnh trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Hiện nay, Hòa Mỹ nối liền với vùng núi phía tây nam, là cứ địa chiến lược quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự mà còn là vùng kinh tế tiềm năng. Đường 71 từ Phong Mỹ lên A Lưới nối liền với đường Trường Sơn đã được xây dựng. Cao tốc Cam Lộ - Túy Loan được mở ngang qua vùng chiến khu xưa, cũng sẽ là đoạn đường nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Việt Nam với các nước Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ hội lớn để chiến khu Hòa Mỹ và các địa phương trong vùng có điều kiện phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng an ninh… Các vùng đất vừa đi qua đã đem lại cho các văn nghệ sĩ nhiều cảm nhận về các giá trị di sản, văn hóa, kinh tế của quê hương và gợi cảm hứng sáng tạo.
Đến đầu tháng 6/2023, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 100 tác phẩm được sáng tác trong dịp này, trong đó có 11 tác phẩm văn xuôi, 16 tác phẩm thơ, 12 tác phẩm âm nhạc và hơn 70 tác phẩm ảnh. Các tác phẩm đã nêu bật các giá trị văn hóa, di sản, thiên nhiên, con người; phản ánh khát vọng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương,
Những góc nhìn mới
Các tác phẩm bút ký đã có hơi thở của "Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng" như chủ đề của Trại sáng tác. Bút ký “Ký ức làng biển và khát vọng vươn khơi” của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc không chỉ nhắc lại lịch sử thành lập các làng biển, mà còn đi sâu phản ánh tâm thức biển hôm nay của chính quyền và ngư dân Thừa Thiên Huế. Truyện ngắn “Ánh lửa mang theo” của Nguyễn Thị Duyên Sanh là một truyện giàu yếu tố bất ngờ. Với ngôn ngữ rặt Huế, miêu tả khá đặc sắc về khung cảnh làng quê Huế, tác giả kể câu chuyện về một cô gái làng quê xứ Huế dám bịa chuyện “có thai hoang” để trốn vào Nam theo học ngành quản trị kinh doanh mà cô rất yêu thích. Tính cách không cam chịu, tìm con đường cho cuộc đời của mình mà vẫn giữ sự thấu cảm với người đời, giữ gìn truyền thống đạo hiếu.
Các nghiên cứu văn hóa được hình thành từ trại sáng tác này mang lại nhiều thông tin mới về mặt khoa học nhân văn. Nghiên cứu “Phủ Tuy An Quận công - nơi lưu giữ ký ức đô thị di sản Huế” của TS. Trần Văn Dũng cũng là một trường hợp đặc biệt. Lâu nay chúng ta vẫn nhắc đến hai câu thơ: “Nghêu ngao vui thú yên hà/Mai là bạn cũ, hạc là người quen” mà không biết tác giả là ai. TS. Trần Văn Dũng cho biết: Ông P. Jabouille, Trưởng ban Quản trị Bảo tàng Khải Định cho biết, tác giả hai câu thơ Nôm trên là Tuy An Quận công Miên Hiệp. Cuộc đời và hành trạng của hoàng thân Tuy An Quận công rất ít người biết đến. Thông qua công trình này, tác giả giới thiệu về tiểu sử và kiến trúc phủ thờ Tuy An Quận công, một trong những phủ đệ hiếm hoi tại Cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được hình hài xưa. Các nghiên cứu khác như “Tuyến thượng đạo Thừa Thiên Huế - Lịch sử, chiến công và khát vọng phát triển” của nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Thế; “Làng văn vật An Truyền” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang... đều đem lại những thông tin mới hết sức lý thú.
Thơ và nhạc có nhiều tác phẩm mang âm hưởng ngợi ca tình yêu quê hương, xứ sở Thừa Thiên Huế. Đó là các tác phẩm: “Viết từ đình làng Chuồn” của nhà thơ Lê Viết Xuân; “Con đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Văn Vũ; “Mưa đầu nguồn sông Ô Lâu” của nhà thơ Nguyễn Thiền Nghi; “Bỗng Huế trong nhau” của nhà văn Đặng Văn Sử... Về âm nhạc, có nhiều tác phẩm có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, nổi bật như: “Khát vọng Huế”, “Về Phú Vang” của nhạc sĩ Việt Đức; “Ô Lâu xanh mãi xưa sau” của nhạc sĩ Tịnh Mỹ; “Phú Vang ngày về” của nhạc sĩ Văn Đình; “Phước Tích nỗi nhớ giao mùa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Vũ. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Văn Trân và Nguyễn Phúc Xuân Lê với nhiều ảnh đẹp có chiều sâu về nội dung và nghệ thuật.
Hiện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tuyển chọn các tác phẩm từ Trại để in ấn và phát hành ấn phẩm: "Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng", sẽ phát hành vào đầu tháng 7 tới.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接