BP - Cô giáo gửi trong group Zalo của lớp một số địa chỉ cho con đi học hè. Mình chọn cho con một lớp đi.
- Nghỉ học chưa được 1 tuần,ớphọnhận định bóng đá thổ nhĩ kỳ hôm nay hôm qua mới cho con đi chơi Ngày quốc tế thiếu nhi. Giờ là nghỉ hè, không phải học.
- Người ta ai cũng cho con đi học, mình không cho đi học, sang lớp 2 sao con theo kịp các bạn?
- Không được. Hè là “nghỉ hè” chứ không “học hè”.
- Nhưng nhà nào cũng cho con đi học. Sao không cho con mình học?
- Đó là nhà người ta. Sao mình lại bắt con chạy đua với bạn như thế?
- Vì cái quan điểm của anh nên kết quả học con mình mới thua kém con người ta như thế!
- Con được điểm thấp hơn bạn, không vì thế mà kết luận con mình thua kém bạn.
- Con đi học thêm, biết nhiều càng tốt, có gì sai?
- Biết nhiều nhưng là biết cái gì? Cả thế giới không quốc gia nào bắt con nít đi học thêm như vậy?
- Anh làm như thế sau này con không theo kịp các bạn, không thi vào đại học được cho mà xem.
- 11 năm nữa, biết đâu lúc đó không thi, mà người ta yêu cầu làm một bài thơ thôi thì sao? Còn bây giờ là nghỉ hè, không phải học hè!
Đó là câu chuyện của gia đình tôi diễn ra cuối tuần qua. Con tôi vừa học xong lớp 1. Hè trước khi vào lớp 1, một số bạn của cháu được cha mẹ cho đi học trước tại nhà cô giáo tiểu học để luyện viết chữ, làm quen với con số, tập làm toán. Nhưng tôi nhất quyết không cho cháu mới mầm non đã “học thêm, dạy thêm” như vậy. Khi vào lớp 1, học được đúng 2 ngày, cô giáo nhắn nhủ “cháu học chậm quá” làm vợ tôi lo lắng. Hết 1 tuần, 1 tháng, cô giáo vẫn nhắn nhủ như vậy. Vợ tôi như ngồi trên đống lửa, mỗi khi được cô giáo nhắn nhủ lại về trách cứ tôi không cho con học trước nên mới ra nông nỗi ấy...
Tôi phải trấn an qua 2-3 tháng con sẽ theo kịp các bạn... Và đúng như vậy, sang tháng thứ 3 cô giáo báo tin cháu đã theo kịp các bạn. Vợ tôi vui lắm, nhưng vẫn ép con ngoài 2 buổi trên lớp hằng ngày, mỗi tối phải làm bài tập toán, phải tập đọc, tập viết cả bài in sẵn trong sách giáo khoa và cô giáo giao in thêm đưa về nhà. Tôi không muốn và nhất quyết không đồng ý ép con học nhiều như thế, cấm dạy con học thuộc lòng, thuộc vẹt bảng cộng, trừ cô giáo in và ép plastic đưa về... Cuộc chiến ấy tạm lắng xuống khi 1 tháng sau nữa cô giáo tiếp tục đánh giá cháu theo kịp chương trình và học tốt hơn trước.
Thế nhưng, điểm kiểm tra học kỳ 1 con chỉ được 8 điểm Toán, 6 điểm tiếng Việt, thấy “hơi thấp” so với các bạn trong lớp, vợ tôi lại tiếp tục bài ca cũ. Nhiều hôm tôi vắng nhà, vợ ép con ngồi học lâu, làm bài tập nhiều, lúc sau làm toán sai, viết chữ thiếu dấu, sai dấu. Tôi biết rõ không phải con học toán kém, thậm chí còn làm được những bài toán đố phức tạp so với lứa tuổi từ khi còn chưa đi học... Tôi cho rằng dạy con những thứ kiểu như nói thế nào phải làm thế ấy, hứa gì phải thực hiện, tự lo cho bản thân như tự tắm gội, tự chuẩn bị quần áo, cặp sách đi học... là quan trọng nhất, ưu tiên nhất. Còn vợ tôi cho rằng kết quả học tập mới là quan trọng nhất. Cứ như thế, cuộc chiến trong gia đình tôi thường xuyên xảy ra, âm thầm nhưng dai dẳng không dứt. Đỉnh điểm là ngày vợ tôi đi họp phụ huynh tổng kết năm học.
- Cả lớp có 45 học sinh. Kết quả thi học kỳ 2, 2 môn toán và tiếng Việt có 40 học sinh được từ 9-10 điểm, xếp loại cả năm đạt học sinh giỏi, được giấy khen. Con mình được 8 điểm tiếng Việt, 6 điểm Toán, tổng cộng cả năm, trở thành một trong 5 học sinh có điểm... thấp nhất lớp, không được giấy khen. Em nghe mà xấu hổ.
- Học kỳ 1 được 6 và 8, học kỳ 2 được 8 và 6, bình quân cả năm được 7 điểm là xếp loại khá rồi, sao phải lo?
- Khá thì sang năm anh đi họp phụ huynh, đưa con đi học, chứ em xấu hổ lắm!
- Ủa, con đi học là học cho con hay cho mẹ?
- Nhưng cả lớp học sinh giỏi, con mình thì không.
Tôi tiếp tục dùng lý lẽ từng nhiều lần sử dụng trong các cuộc chiến trước đây:
- Anh và em đã nhất trí với nhau về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế chương trình lớp 1 vừa không hợp lý, vừa quá nặng. Mình cũng đã thống nhất: “Dạy mầm non, cốt nhất giữ mãi tuổi hồn nhiên cho trẻ. Dạy tiểu học cốt nhất dạy các đức tính để làm người. Dạy phổ thông cốt nhất dạy kiến thức cơ bản, học xong có thể làm việc được ngay, nuôi sống được bản thân mình, rồi tiếp tục học lên, học suốt đời. Còn đại học là đào tạo chuyên gia, nên phải dạy theo phong cách nghiên cứu” (quan điểm giáo dục của Bác Hồ mà chúng tôi đã nhất trí là ngắn gọn nhưng đầy đủ, kinh điển, chuẩn xác). Vì thế, con không cần danh hiệu học sinh giỏi kiểu ấy!
Và một lần nữa tôi phải nhắc lại câu chuyện này mới có thể làm cho những địa chỉ học hè nhắn qua Zalo kia lắng xuống trong gia đình tôi. Không biết ở các nước tiên tiến có xảy ra chuyện tương tự thế như đang xảy ra trong hàng trăm ngàn gia đình, trường học ở nước ta?!
Hưng Nguyên