【kq swansea】15 năm ở xứ người, 8X Hải Phòng khiến mẹ chồng Hàn mê mẩn món ăn Tết Việt
Gia đình Hàn – Việt cùng nấu bánh chưng
2024 là năm thứ 15 chị Đào Thị Thái (SN 1989,ămởxứngườiXHảiPhòngkhiếnmẹchồngHànmêmẩnmónănTếtViệkq swansea quê Hải Phòng) đón tết Nguyên đán trên đất khách. Chị Thái lấy chồng và nhập cảnh vào Hàn Quốc năm 2009. Hiện tại, chị sống ở Cheongsong-gun, tỉnh Kyungsangbuk-do cùng gia đình chồng người Hàn.
4 năm qua, bên cạnh các món Tết truyền thống của người Hàn, gia đình chị Thái có thêm bánh chưng béo ngậy trong thời khắc đón năm mới.
Chị Thái cho biết: “Bánh chưng có thể bảo quản để ăn dần, cho nên tôi tranh thủ làm sớm. Tôi thường gói bánh chưng từ ngày 22 đến 26 Tết để những ngày cận Tết còn chuẩn bị những món cúng bái truyền thống của người Hàn”.
Năm nay, chị Thái sử dụng 15kg gạo nếp, 6kg đậu xanh, 6kg thịt ba rọi và 145 chiếc lá dong để gói 30 bánh chưng, 15 bánh tét. Gạo nếp, thịt ba rọi dùng để làm bánh, chị mua ở Hàn Quốc, còn đậu xanh và lá dong có xuất xứ từ Việt Nam.
“Trong một lần về quê, tôi đã mua đậu xanh của Việt Nam để làm bánh. Đậu xanh của người Việt trồng đặc biệt thơm, ngậy và ngon.
Tôi đặt lá dong trên sàn thương mại điện tử của các công ty nhập khẩu từ Việt Nam sang. Những chiếc lá dong to không bị rách, rất xanh tươi và có mùi thơm đặc trưng”, chị Thái chia sẻ.
Trước ngày nấu bánh, mẹ chồng và chồng tìm củi, chở về cho chị Thái. Tiếp đó, chồng chị sơ chế lá dong, còn mẹ chồng giúp con dâu ngâm gạo nếp, đậu xanh…
Bà không biết gói bánh chưng nhưng rất hào hứng, xung phong nhóm lửa, xách nước đổ vào nồi… Trong lúc chị Thái gói bánh, chồng chị là người buộc dây, bê bánh đem luộc.
Do cả nhà thích ăn bánh chưng nên năm nay, chị Thái gói nhiều hơn mọi năm. Chị dành số bánh này cho gia đình ăn và biếu cho anh chị em chồng.
“Tôi bảo quản lạnh một số bánh, để dành đến mùa xuân ấm áp, các cô chú người Việt sang đây thăm thân, kết hợp làm thuê thì tôi mang ra, chiên vàng mời họ ăn”, chị Thái hồ hởi chia sẻ.
15 năm ăn Tết xa quê nhưng chị Thái vẫn cảm nhận được không khí ấm áp, rộn ràng chào đón năm mới trên quê hương của chồng.
Những giây phút cả nhà sum vầy, cùng nhau nấu bánh chưng giúp chị Thái không còn cảm giác trống vắng, đỡ nhớ quê nhà.
Tết xa quê ấm tình yêu thương
Trước đây, chị Thái thường mua khoảng 3 - 4 chiếc bánh chưng về ăn Tết. Tuy nhiên, chị thấy bánh mua bên ngoài không ngon, không đúng hương vị truyền thống của người Việt.
Chị mong muốn gia đình có thể thưởng thức bánh chưng thơm ngon do chính tay mình nấu. Bởi, chị là người Việt Nam, chỉ có chị mới truyền tải đúng hương vị bánh chưng quê nhà.
Chị Thái quan niệm, các con mang một nửa dòng máu của người Việt thì phải nhận diện được ẩm thực quê mẹ, thông qua những món ăn đặc trưng. Chị có nhiệm vụ phải truyền tải, kết nối con trẻ và gia đình chồng đến gần hơn văn hóa của người Việt.
“May mắn, gia đình tôi sống ở nông thôn Hàn Quốc nên có nhiều củi và không gian thoáng đãng, phù hợp làm bếp nấu bánh chưng.
Từ đó, các con không chỉ được ăn bánh do chính tay mẹ nấu mà còn trực tiếp cảm nhận được không khí chuẩn bị Tết giống quê ngoại.
Ngoài bánh chưng là món tủ của gia đình, tôi còn nấu rất nhiều món ăn Việt Nam để các con và ông xã thưởng thức”, chị Thái chia sẻ.
Nỗ lực gắn kết văn hóa Việt – Hàn của chị Thái được chồng và nhà chồng rất ủng hộ. Trước Tết, vợ chồng chị Thái về Việt Nam du lịch, thăm nhà ngoại vài tuần rồi quay về Hàn Quốc đón năm mới cùng mẹ chồng.
Từ lúc bố chồng mất, vợ chồng chị Thái sống chung, phụng dưỡng mẹ chồng. Đó là lý do chị Thái không về ăn Tết nhà mẹ.
Theo phong tục của người Hàn, vào mùng 1 Tết, con cháu tập trung về mừng thọ mẹ chồng chị Thái. Tất cả thực hiện nghi thức lạy mẹ và được nhận tiền mừng tuổi. Tiếp đến, dựa theo thứ bậc trong gia đình, người lớn sẽ ngồi cho con cháu quỳ lạy. Đáp lại, người này cũng phát tiền lì xì cho con cháu.
Sau nghi thức mừng tuổi, cả nhà cùng bày mâm cúng, thắp hương tổ tiên. Đặc biệt, nhà chồng chị Thái còn có tục đo chiều cao của tất cả thành viên trong ngày mùng 1 Tết.
“Người lớn và trẻ con đều được đo chiều cao, xem đã thay đổi như thế nào trong năm cũ. Bây giờ, tôi là người thấp bé nhất nhà.
Đo chiều cao xong, cả nhà cùng nhau dùng cơm mùng 1 Tết. Bữa cơm này phải có món canh há cảo, bánh gạo do mẹ chồng nấu và không thể thiếu bánh chưng, bánh tét.
Cả nhà đều mê bánh chưng, bánh tét. Dù lưng hơi còng nhưng mẹ chồng tôi vẫn thích ngồi trông nồi bánh chưng cùng các con”, chị Thái kể.
Nàng dâu Việt hy vọng các gia đình văn hóa Việt - Hàn khác bớt chút thời gian, cùng nhau vào bếp làm bánh chưng. Hoạt động này không chỉ kết nối gia đình mà còn truyền tải tinh hoa người Việt đến thế hệ mai sau.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở nơi gấu được ăn 'bánh chưng, bánh tét'
Tại trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ngày xuân nắng ấm, những chiếc bánh chưng, quả hồng... đã được treo đầy màu sắc trong các khu vườn. Công nhân viên rộn ràng trang trí và tổ chức tiệc cho gấu đón Tết.(责任编辑:World Cup)
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Kiểm soát nợ công chặt chẽ, bám sát mục tiêu
- ·Trao quyết định nghỉ hưu cho 3 Thứ trưởng Ngoại giao
- ·Cùng hành động chấm dứt vấn nạn lạm dụng kháng sinh
- ·Chuyên Gia AI
- ·Quy hoạch lãnh đạo chủ chốt trong năm 2018
- ·Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Giao tiền không tiêu được vì thủ tục
- ·Bộ sưu tập áo dài tham gia quảng bá du lịch Việt Nam
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·30 năm, thu hút 184 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Chuyên gia Nga đánh giá Việt Nam áp dụng thành công kinh tế thị trường
- ·Thông điệp ý nghĩa tại đêm chung kết Miss Business Peace 2024
- ·Thủ tướng truy tặng bằng khen em Hoàng Đức Hải vì dũng cảm cứu người
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Shinhan muốn phát triển fintech tại Việt Nam
- ·Chuẩn bị thông tuyến khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 143 phát hành ngày 29/11/2020
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Nông, Lâm, Ngư nghiệp: Hấp lực FDI yếu