【bóng đá số tỷ lệ】Kích cầu khi cung yếu: Thận trọng với rủi ro vĩ mô
Đây là một nhận định của hai chuyên gia kinh tế Bùi Trinh và Nguyễn Trí Dũng về việc nên hay không nên kích cầu trong một tham luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu mới đây.
Kích thích tiêu dùng là kích thích nhập khẩu
TheíchcầukhicungyếuThậntrọngvớirủirovĩmôbóng đá số tỷ lệo các tác giả, thời gian gần đây, nhiều chuyên gia, cơ quan chuyên môn đã đề xuất đẩy mạnh các giải pháp tăng tổng cầu. Nhiều báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, các DN rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu tư và tiêu dùng thấp, vì vậy cần thiết phải “sưởi ấm” tổng cầu của nền kinh tế.
Một số cơ quan đề xuất kích cầu đã tổ chức các đoàn khảo sát tới Nhật Bản để học tập kinh nghiệm trong việc áp dụng học thuyết Abenomics. Học thuyết này được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra chủ trương dựa trên kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu. Chương trình này dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng và giá cả thấp.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với tình hình ở Việt Nam khi nguồn cung còn yếu kém, phụ thuộc vào gia công và nhập khẩu, thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ gây rủi ro về vĩ mô.
Báo cáo của hai tác giả đã đưa ra số liệu và dẫn chứng để làm rõ, kích thích chi tiêu hộ gia đình ở Việt Nam dù là với hàng trong nước hay hàng nhập khẩu thì cũng chỉ kích thích nhập khẩu mà không giúp gì nhiều cho GDP. Bởi với hàng trong nước, do chủ yếu nền kinh tế nước ta là gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên dùng hàng trong nước thực ra cũng chỉ kích thích nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Một điều được lưu ý là xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng “lấn lướt”, dần dần chiếm lĩnh thị phần của khu vực kinh tế trong nước. Rõ ràng là chúng ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề “tự tái cấu trúc về sở hữu” của nền kinh tế, khi mà chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu và nhập khẩu phần lớn cũng chỉ để phục vụ cho xuất khẩu, và cuối cùng nền sản xuất trở thành “gia công toàn diện”.
Kích cầu đầu tư nên nhằm vào khu vực tư nhân
Đối với kích cầu đầu tư, số liệu cho thấy mức độ lan tỏa của đầu tư đến sản xuất cũng giảm mạnh. Xét về cầu đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có lan tỏa tới sản xuất và thu nhập kém nhất trong 3 khu vực, cho thấy khu vực FDI là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đầu tư kém hiệu quả thời gian qua. Với khu vực Nhà nước, đầu tư của khu vực này giảm cả về lan tỏa tới sản xuất và thu nhập. Như vậy, đầu tư của khu vực Nhà nước không tới được sản xuất mà cũng không tạo ra giá trị gia tăng.
Trong khi đó, FDI và đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi hơn so với đầu tư của khu vực tư nhân. Việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa có chọn lọc nên hiệu quả mà khu vực này đem lại nếu xét cả về đầu tư và xuất khẩu đều không đáng kể.
Từ các yếu tố này, các chuyên gia cho rằng, nếu tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích thích vào khu vực tư nhân. Tuy nhiên, hệ số sinh lời của khối DN tư nhân cũng đang giảm xuống mức chỉ khoảng trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6% - 7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%. Về mặt kinh tế, các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất, chưa kể những trở ngại về thủ tục hành chính và các chi phí không chính thức.
Một điều được lưu ý là xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng “lấn lướt”, dần dần chiếm lĩnh thị phần của khu vực kinh tế trong nước. Rõ ràng là chúng ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề “tự tái cấu trúc về sở hữu” của nền kinh tế, khi mà chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu và nhập khẩu phần lớn cũng chỉ để phục vụ cho xuất khẩu, và cuối cùng nền sản xuất trở thành “gia công toàn diện”.
Trở về chính sách trọng cung
Từ những quan điểm trên các tác giả nhận định các can thiệp vào phía cầu hiện nay không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát. Vì vậy, điều nên làm là hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng trưởng,…) để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế - về cơ bản chính là chính sách trọng cung.
Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về thể chế kinh tế (điều chỉnh địa giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính, loại bỏ kinh tế tỉnh, …) để hàng triệu người năng động và có ý tưởng muốn đầu tư vào sản xuất thay vì chỉ đầu cơ đất đai, hay tư vấn "ăn bám" vào các DN xây lắp; hơn 60% lực lượng lao động gia đình hay tự làm được sử dụng hiệu quả và làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; tiền tiết kiệm của nền kinh tế đang ở mức cao không còn nằm ở hệ thống ngân hàng, hay chạy lòng vòng qua mua trái phiếu, mà phải đến được với khu vực sản xuất.
"Đó mới là kế lâu bền để đẩy mức sản lượng tiềm năng của chúng ta lên mức cao hơn và đạt được sự tăng trưởng bền vững, lâu dài hơn mà không chỉ là kích cầu ngắn hạn để có được mức tăng trưởng như ý", các tác giả nhấn mạnh./.
Dương An
相关推荐
-
Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
-
Apple Watch Series 5 có màn hình luôn bật
-
Dương Mỹ Linh và chồng doanh nhân tổ chức tiệc lãng mạn trước đám cưới 12/12
-
Chuyện chưa kể về MC, giảng viên Thanh Mai
-
Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
-
Tăng cường hợp tác tài chính giữa Việt Nam
- 最近发表
-
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Song Joong Ki sở hữu nhiều tài sản, thu nhập 'khủng' tuổi 37
- Thu hồi thuốc có chứa tạp chất gây ung thư
- Công bố chiến lược nông nghiệp của Australia tại Việt Nam
- Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- Xuất khẩu sang EU: Điều kiện để đồ gỗ Việt Nam hưởng ưu đãi
- Anh ra mắt sản phẩm rong biển thay thế muối
- Việt Nam thắng lớn tại liên hoan Xiếc quốc tế 2022
- Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- Thu hồi thuốc viên nén Sebemin vi phạm chất lượng
- 随机阅读
-
- Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- Xuất khẩu mật ong vào EU: Phải xây dựng thương hiệu và cải thiện chất lượng
- Black Friday nhiều nhãn hàng giảm sâu nhưng lượng khách không đạt kỳ vọng
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics nâng cao hiệu suất vận tải
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Sản xuất thịt lợn, thịt gà,... từ khí CO2
- Giá trị vốn hóa thị trường UPCoM đã đạt hơn 983 nghìn tỷ đồng
- Kinh tế Việt Nam: Vươn mình hội nhập mạnh mẽ
- Party chief works with Bình Dương Military Command
- Kỷ lục đấu giá bản nhạc của thiên tài Mozart soạn năm 16 tuổi
- Giá vé tàu, xe dịp lễ Quốc khánh 2/9 tăng không quá 40%
- Nâng hạng tín nhiệm
- Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- Huyền Trang kể hậu trường cảnh nóng táo bạo dài 6 giây với Việt Anh
- Ông xã bà Bích 'Hương vị tình thân' nhận tin vui ở Pháp
- Trà Assam đặc sản lập kỷ lục thế giới với giá bán hơn 1.000 USD/kg
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- TPHCM đề xuất tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt với rượu bia là có cơ sở
- “Cứu tinh của nền kinh tế trong tương lai sẽ là phụ nữ”!
- Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất tại TP HCM
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Hành trình lọt Top 12 Miss World 2019 của Lương Thùy Linh
- Hoàng Thùy rạng rỡ trong buổi tổng duyệt Bán kết Miss Universe 2019
- Giấc mơ siêu ứng dụng của công ty mẹ Shopee, Grab ngày càng xa tầm với?
- Diễn đàn Kinh tế năm 2022: Thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững
- Mạnh Khang sang Ba Lan dự thi Mister Supranational 2019
- Khôi phục thông quan tại cặp cửa khẩu Cốc Nam
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần sớm hoàn thiện chính sách để ‘thay máu’
- Top 45 Miss Universe Vietnam 2019 trình diễn Opening hô tên tỉnh nhà
- Hoàng Thùy mang theo catalog chuyên nghiệp đến Miss Universe 2019
- Phòng chống bạo lực gia đình: Băn khoăn biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng