搜索

【ket qua bong da series a】“Chìa khóa vàng” để Hậu Giang vươn tầm !

发表于 2025-01-10 07:56:11 来源:Empire777

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong 3 khâu đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Những năm qua,đểHậuGiangvươntầket qua bong da series a hành trình vun bồi, chăm chút cho nguồn nhân lực Tỉnh nhà luôn được đặc biệt quan tâm...

Ngành giáo dục và đào tạo tập trung nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Bức tranh sáng

Thầy Nguyễn Hoàng Lăng, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Anh văn, sử, địa, Trường THPT Tây Đô, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Rất vui khi có 2 học sinh môn tiếng Anh được chọn bồi dưỡng chuẩn bị cho Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Học giỏi tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao ý thức tự học của học sinh, nhất là đối với học sinh vùng nông thôn”.

Tốt nghiệp Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ năm 2003, thầy Lăng về giảng dạy tại trường, năm 2007, thầy là một trong những giáo viên trẻ được Tỉnh chọn đào tạo thạc sĩ. Trong câu chuyện cởi mở đầu xuân, thầy Lăng bộc bạch: “Học tập nâng cao trình độ chuyên môn giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây cũng là niềm tin, động lực để tôi cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp giáo dục Tỉnh nhà”. Cột mốc đánh dấu quá trình học tập đáng nhớ của thầy chính là hoàn thành xong khóa học và nhận học vị thạc sĩ chuyên ngành tiếng Anh năm 2009, cũng năm này thầy được giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng chuyên môn Tổ Anh văn, sử, địa của trường đến nay.

Với kinh nghiệm, chuyên môn được bồi dưỡng, thầy Lăng đã đề xuất nhiều mô hình, hoạt động đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, như sáng kiến: “Tăng hứng thú và rèn luyện khả năng tự học từ vựng tiếng Anh cho học sinh qua các app trên smartphone”, phát triển câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong nhà trường; định hướng nghề nghiệp cho học sinh… Nhờ tập trung nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo, từ một trường vùng sâu, chất lượng giáo dục chưa có gì nổi bật, nhiều năm nay Trường THPT Tây Đô được biết đến với các phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo đồ dùng dạy học... Trường hiện đã có 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 7 cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ thạc sĩ. 

Thầy Nguyễn Hoàng Lăng, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Anh văn, sử, địa, Trường THPT Tây Đô hỗ trợ học sinh học tập.

Với 38/68 giáo viên có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 55,8%, 4/4 cán bộ quản lý đạt trình độ thạc sĩ, Trường THPT chuyên Vị Thanh khẳng định được vị thế của mình trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành. Trường được xem là “cái nôi” bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh. Ông Trang Kim Danh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhà trường xây dựng nhiều mô hình học tập hiệu quả, tập trung vào hoạt động nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, phấn đấu giữ vững và duy trì 100% học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022”.

Toàn ngành giáo dục và đào tạo hiện có hơn 9.920 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Hiện ngành đã có 274 cán bộ quản lý, giáo viên trình độ thạc sĩ. So với thời điểm mới chia tách Tỉnh (năm 2004, toàn ngành chỉ có 2 thạc sĩ) con số này đã tăng gấp 137 lần; tăng gần gấp đôi nếu so với trước khi thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (năm 2013 toàn ngành có 139 thạc sĩ).

Đây là một minh chứng cụ thể cho cả một quá trình quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã dành cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà thời gian qua.

Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, phấn khởi: “Thực hiện nhiệm vụ của mình trong đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà, chúng tôi đã chủ động nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo tốt là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới, phát triển giáo dục”.

Đáp ứng yêu cầu phát triển

Ông Nguyễn Hữu Văn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, bộc bạch: “Chúng tôi xác định nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu xã hội, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường là giải pháp chủ động. Để làm được điều đó, nhiệm vụ của giảng viên nhà trường là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học lấy người học làm trung tâm, tăng cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, rèn kỹ năng mềm cho sinh viên để các em tự tin với ngành nghề đã học”.

Trường THPT chuyên Vị Thanh là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi của Tỉnh.

Giai đoạn 2015-2020, số sinh viên tốt nghiệp ra trường là 2.429 người. Trong đó, có việc làm đúng ngành nghề đạt hơn 82%. Trường liên kết với các trường đại học mở 11 lớp đào tạo trình độ thạc sĩ với 241 học viên, được đầu tư 3 nghề trọng điểm cấp Quốc gia và 1 ngành cao đẳng dược theo Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”. Năm 2021, trường phát triển thêm 3 ngành cao đẳng mới...

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung dành cho cán bộ, công chức, viên chức, sự kịp thời, sát thực tế, phù hợp với nhu cầu là nhận xét của nhiều người khi nói về kết quả đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn lẫn trình độ chính trị, để nâng cao nguồn nhân lực của Tỉnh nhà.

Được đánh giá là có sự chuyển biến rõ nét sau khi được cử đi học lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, ông Lê Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phường VII, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Sau lớp học, tôi thấy mình hiểu và mạnh dạn hơn trong việc tham mưu, đề xuất ý kiến với lãnh đạo về công tác Mặt trận. Tập trung tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn giúp tôi thêm gần dân, hiểu dân, nói dân nghe, dân tin tưởng”.

Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, Hậu Giang còn “trải thảm đỏ” thu hút nguồn nhân lực. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ.

Tỉnh cũng đang dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV và Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Mục tiêu của đề án là tập trung vào giải pháp đột phá trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo không giới hạn trong nước mà còn cả ở nước ngoài để Tỉnh có nguồn nhân lực chuẩn, chất lượng cao hơn; quan tâm nâng chất lượng lực lượng cán bộ quản lý, lãnh đạo chủ chốt; đào tạo tập trung vào phục vụ 4 ngành chủ lực của tỉnh: Công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch...”.

Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang định hướng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho Tỉnh.

Xuân Nhâm Dần 2022 đang đến, Hậu Giang đang dồn sức thực hiện nhiều giải pháp đột phá trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực Tỉnh nhà. Thực hiện chất lượng công tác này sẽ là “chìa khóa vàng” để Hậu Giang tự tin mở rộng cánh cửa tiềm lực, vươn tầm tỉnh khá.

Đã có 71 tiến sĩ và tương đương

 

Thời điểm thành lập Tỉnh năm 2004, Hậu Giang chỉ có 1 tiến sĩ, 24 thạc sĩ và 3.342 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học. Đến năm 2020, toàn Tỉnh hiện có 1.221 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học (trong đó 71 tiến sĩ và tương đương, 886 thạc sĩ và tương đương); trình độ đại học là 13.205 người, 3.560 người có trình độ cao đẳng, trung cấp. 1.475 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị; trung cấp lý luận chính trị 3.664 người...

 

CAO OANH

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【ket qua bong da series a】“Chìa khóa vàng” để Hậu Giang vươn tầm !,Empire777   sitemap

回顶部