Nhiều địa phương chưa chú trọng công khai thông tin
Bộ Xây dựng đánh giá,ộXâydựngMinhbạchthôngtinvềnhàởvàthịtrườngbấtđộngsảntrịsốtđấlive vs mu sau 5 năm thực hiện Nghị định số 117/2015/NĐ-CP bước đầu đã hình thành một hệ thống thông tin gồm cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm và hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng, quản lý đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến các địa phương.
Các thông tin, số liệu, dữ liệu chuyên ngành về nhà ở, thị trường bất động sản đã thường xuyên được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý chuyên môn đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đưa ra các nhận định, dự báo về thị trường bất động sản; thực hiện công bố công khai các thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản được tiếp cận thông tin phục vụ việc quản lý, hoạch định chính sách, hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Việc minh bạch thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản cần được thực hiện nghiêm túc. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Tuy nhiên, kết quả thực hiện xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản đạt được còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Đến nay, trên địa bàn cả nước mới chỉ có 15 địa phương hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Qua theo dõi việc thực thi pháp luật và tổng hợp ý kiến của các địa phương cho thấy, có một số quy định của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP không còn phù hợp với thực tiễn cần được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Do vậy, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 117/2015/NĐ-CP là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản thời gian qua; công khai, minh bạch các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương có liên quan, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu chính đáng khác trong xã hội.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam lên cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (tên miền www.quyhoach.xaydung.gov.vn ).
Nội dung thông tin đăng tải trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bao gồm: quyết định phê duyệt; bản đồ hiện trạng; sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; bản đồ giao thông; bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; thuyết minh tóm tắt…
Theo Bộ Xây dựng, toàn quốc hiện có 53 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc đăng tải thông tin quy hoạch, với tổng số 1.087 hồ sơ đồ án quy hoạch. Còn 10 địa phương chưa thực hiện việc đăng tải. Ngoài ra, nhiều địa phương đăng tải với số lượng rất hạn chế chỉ 1 đồ án quy hoạch như: An Giang; Khánh Hòa; Bắc Kạn; Bến Tre; Cao Bằng; Nghệ An; Sơn La…
Một số địa phương như: Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nam, Bình Thuận, Gia Lai, Hậu Giang, Sóc Trăng,... chưa thực hiện việc đăng tải công khai thông tin.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện nay phần lớn người dân đều rất khó để tiếp cận được các thông tin về quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn, dù đây là yêu cầu bắt buộc đã được thể hiện trong Luật Đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan khác. Thực trạng này tồn tại ở ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cò” đất lợi dụng thông tin quy hoạch có được để thổi giá thời gian qua.
Công khai thông tin quy hoạch cần được thực hiện nghiêm túc
Giới chuyên gia bất động sản đánh giá, từ trước đến nay, chỉ cần những động thái của Nhà nước hay các địa phương quy hoạch, đầu tư hạ tầng,... lập tức đều bị giới đầu cơ, “cò đất” lợi dụng để tung tin, thổi giá tạo sốt ảo. Điển hình trong số này phải kể đến việc điều chỉnh phê duyệt quy hoạch chung khu kinh tế Vân Đồn, Cần Giờ, Phú Quốc. Hay thông tin Hà Nội dự kiến ban hành quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng vào tháng 6/2021 nhưng ngay lập tức giá đất tại các khu vực liên quan tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần.
Theo KTS. Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, một trong những nguồn cơn của những đợt sốt đất đang diễn ra khắp nơi trên cả nước đến từ việc lập lờ, chậm đưa thông tin về quy hoạch để đầu cơ, trục lợi. Bên cạnh đó cũng có những đề xuất quy hoạch khi được đưa ra đã nhanh chóng tạo ra việc sốt đất cục bộ nhưng ngay sau khi có thông tin đề xuất quy hoạch được rút thì giá đất vừa tăng nóng cũng rớt theo.
Theo ông Phạm Thanh Tùng, để ngăn chặn sốt đất, việc công khai quy hoạch cần được họp báo và thực hiện một cách nghiêm túc để định hướng thông tin cho người dân. Bên cạnh đó, người dân cũng cần hiểu đúng về quy hoạch, phải từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, đến lúc đó mới được mời nhà đầu tư vào. Đồng thời, người đứng đầu địa phương, các bộ phận chức năng phải chịu trách nhiệm khi các quy định về công khai, minh bạch quy hoạch không được thực hiện, dẫn đến các đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch để thổi giá bất động sản.
Ông Tùng đưa ra dự báo, không chỉ năm 2021 mà ngay cả trong những năm tới, nếu các thông tin quy hoạch dự án vẫn không được minh bạch, rõ ràng thì tình các cơn "sốt đất" sẽ còn tiếp tục lặp lại. Những thông tin mập mờ về quy hoạch sẽ vô tình tạo điều kiện cho một số người đầu cơ, thổi giá nhằm kiếm lợi. Tình trạng này sẽ khó chấm dứt nếu như không có sự kiểm soát từ chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước./.