当前位置:首页 > World Cup

【spezia – sassuolo】Ánh sáng diệu kỳ từ âm nhạc

Sinh ra và lớn lên trong gia đình hoàn cảnh khó khăn,nh sspezia – sassuolo Ngô Thị Ly Ly (SN 2008) không may bị đục thủy tinh thể từ khi lọt lòng mẹ. Không đầu hàng số phận, cô gái khiếm thị đã kiên cường vượt qua bóng tối bằng nghị lực và sự đam mê học hỏi của mình.

Hiện Ly Ly đang theo học văn hóa với các bạn sáng mắt, chương trình lớp 8, Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Tham dự tại Đại hội đại biểu Hội Người mù tỉnh Bình Phước khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029, Ly Ly đã có bài phát biểu xúc động chia sẻ về hành trình tìm con chữ của mình trước các đại biểu. Cô gái 16 tuổi cho biết, dù không thể nhìn thấy mọi thứ nhưng bản thân là người luôn vui vẻ, yêu đời. Ngoài những lúc lên lớp cùng bạn bè, thời gian rảnh em thường đọc sách, tham gia các lớp học đàn, học vẽ. Ước mơ lớn nhất của em là trở thành nhà hòa âm phối khí.

Ngô Thị Ly Ly có bài phát biểu xúc động chia sẻ về hành trình tìm con chữ của mình tại Đại hội đại biểu Hội Người mù tỉnh Bình Phước khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Tự nhận mình là người lạc quan, Ly Ly cho biết, mọi khó khăn càng làm bản thân có thêm quyết tâm, cố gắng hơn trong cuộc sống. Trước đây, em cùng bố mẹ đã đi điều trị khắp các bệnh viện nhưng vẫn không có kết quả. Lớn dần lên em mới thấm thía nỗi khổ của những người khiếm thị bởi mọi thứ xung quanh nhìn đâu cũng mờ ảo, ngay khuôn mặt của người thân sinh ra mình cũng chẳng thể nhìn thấy; hình hài của bản thân cũng chỉ biết được qua lời kể của bố mẹ, mọi hoạt động và sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. 

Ly Ly cho biết, lúc nhỏ dù được bố mẹ động viên, giúp đỡ hết mình nhưng em vẫn cảm thấy tự ti, ít tiếp xúc với người lạ, sống khép mình trong căn phòng nhỏ, lấy thú bông, búp bê làm bạn. Em chỉ tìm thấy ánh sáng của đời mình kể từ khi được bác Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Hội Người mù huyện Đồng Phú, nay là Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Bình Phước giới thiệu, hỗ trợ đi học chữ nổi (chữ braille) của người mù để tiến tới học văn hóa.

“Bố mẹ em là nông dân, không biết gì về chữ nổi, cũng không biết đưa em đi học ở đâu. Em nhớ lúc đó, bác Bằng đến nhà tặng quà trung thu cho trẻ em khiếm thị và đã giới thiệu, động viên bố mẹ để em được học tiểu học tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP. Hồ Chí Minh). Đây là ngôi trường chuyên biệt dành cho trẻ em khiếm thị. Sau 5 năm theo học tại trường, với những chấm nổi kỳ diệu của chữ braille, em đã có thể sử dụng sách giáo khoa, thậm chí dùng công nghệ để tìm kiếm tài liệu phục vụ việc học trên internet mà không cần sự hỗ trợ của bạn bè, người thân” - Ly Ly chia sẻ.

Ly Ly hiện học lớp 8, Trường THCS Hoàng Văn Thụ. Những năm qua, Ly Ly đã rất nỗ lực, dò dẫm từng bước để hoàn thành các chương trình học với kết quả cao nhất. Hầu như năm nào kết quả học tập của em cũng đạt khá, giỏi. Ngoài học tập, Ly Ly còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của lớp, của trường với bạn bè cùng trang lứa.

Không thể nhìn thấy mọi thứ, nhưng cuộc sống của Ly Ly luôn thú vị và tràn ngập niềm vui. Em có niềm đam mê rất lớn với nghệ thuật. Âm nhạc không chỉ là bạn, là ánh sáng mà còn giúp cuộc sống của em tràn ngập màu sắc, yêu thương và em muốn lan tỏa điều đó đến tất cả mọi người. “Trước mắt, em tập trung tối đa cho học tập, bởi việc học với người bình thường đã khó, với một người khiếm thị như em càng khó hơn. Em sẽ cố gắng gấp nhiều lần so với bạn bè bình thường để bù đắp cho những khiếm khuyết của mình. Em xác định, học và theo đuổi đam mê chính là con đường duy nhất để tìm lại chút ánh sáng cho đời mình” - Ly Ly cho biết.

Có những ước mơ rất đỗi bình thường nhưng trong đó lại chứa đựng nghị lực thật lớn lao của những con người nhỏ bé. Và có những nơi bóng tối sâu hun hút thì ở đó lại hiện lên một “tia sáng nhỏ” mà ta bắt gặp giữa đời thường. Tia sáng nhỏ đó được Ly Ly ngày đêm nhen nhúm, dù cuộc sống này đã lấy đi đôi mắt của em.

分享到: