【losc vs psg】Tình yêu nghề và hành trình mang bảo hiểm chạm đến cuộc sống vùng cao
Con đường gian nan mang bảo hiểm qua chập chùng núi
Chị Phạm Thị Xuân Thanh đã gắn bó với công việc tư vấn bảo hiểm của Prudential tại Lai Châu 16 năm nay. Tình yêu nghề của chị được vun đắp và nuôi dưỡng mỗi ngày một lớn để vượt qua bao khó khăn và dành tâm huyết với khách hàng. Chị Thanh chia sẻ: "Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số,ìnhyêunghềvàhànhtrìnhmangbảohiểmchạmđếncuộcsốngvùlosc vs psg cuộc sống gắn liền với triền núi cao, thu nhập dựa vào đồng áng, chăn nuôi ngày nào hay ngày ấy. Do hạn chế về thông tin, đời sống còn nhiều khó khăn, người dân ít có cơ hội tiếp cận với bảo hiểm nhân thọ”.
Thời gian mới vào nghề, chị gặp lắm trở ngại. Có những ngày chị vượt hàng trăm cây số đường đèo để đến các bản làng vùng sâu vùng xa, kiên trì giới thiệu và giải thích về bảo hiểm nhưng liên tục bị từ chối. Mặc dù vậy, cách suy nghĩ về cuộc sống “lúc nào biết lúc đó” của bà con vùng cao và những khó khăn mà họ luôn phải đối mặt thôi thúc chị Thanh quyết tâm hơn. Chị tin rằng bảo hiểm nhân thọ cũng như công việc chị làm sẽ giúp cho bà con nơi đây - những người chân thật và giản dị - có một cuộc sống vững vàng hơn.
Chị Phạm Thị Xuân Thanh vinh dự đạt danh hiệu COT - một danh hiệu cao quý dành cho các tư vấn viên tài chính chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn thế giới. Ảnh: T.L |
Dù điều kiện tài chính chưa đủ, chị vẫn cố gắng thuê địa điểm tại Lai Châu để mở văn phòng tổng đại lý. Một mặt nhằm củng cố, xây dựng lòng tin cho người dân địa phương, mặt khác hỗ trợ đồng nghiệp thuận tiện trong giao dịch. Bên cạnh đó, chị tận dụng cơ hội gặp gỡ, tìm kiếm sự đồng thuận từ phía chính quyền để chia sẻ thông tin, kiến thức tài chính cơ bản cho người dân. Lâu dần, những người xung quanh đã mở lòng hơn với bảo hiểm nhân thọ.
Tình yêu nghề đủ lớn để đồng hành với khách hàng vượt qua biến cố
"Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome" nhưng không có con đường nào bằng phẳng, dễ dàng. Chị Thanh nhớ về khó khăn mà mình từng trải qua, như câu chuyện với một gia đình tại thành phố Lai Châu. Chị phải tới lui gia đình ấy đến lần thứ 4, họ mới chịu lắng nghe chị. Hôm đó, như một phép thử, người chồng đã mở lời hỏi chị Thanh nếu bảo hiểm cần thiết như vậy, chị và gia đình đã tham gia chưa. May thay, hôm đó chị Thanh có mang theo hợp đồng của mình. Lập tức, chị đưa ra cho vợ chồng khách hàng xem. Từ lúc đó, người chồng mới chịu ngồi xuống nói chuyện với chị. Khi được chị tư vấn và tháo gỡ dần những khúc mắc, khách hàng đã thay đổi suy nghĩ và quyết định tham gia bảo hiểm.
Chị Thanh cho rằng đó chỉ là bước khởi đầu: “Bán được hợp đồng bảo hiểm chỉ là khởi đầu. Điều quan trọng là phải làm cho khách hàng kiên trì duy trì hợp đồng. Bởi chỉ khi hợp đồng được duy trì thì khách hàng mới đảm bảo được quyền lợi và được bảo vệ trọn vẹn. Nghĩ vậy nên tôi thường xuyên quan tâm và liên lạc hỏi han khách hàng”.
Trong khoảng 6 năm phục vụ hợp đồng ấy, vào mỗi dịp sinh nhật hay sự kiện quan trọng kể cả vui lẫn buồn của gia đình khách hàng, chị Thanh đều thăm hỏi, chia sẻ cùng họ. Thấy khách hàng có được kế hoạch tài chính ổn định, chị thấy rất vui và an lòng.
Cũng có khách hàng không may mắn như gia đình anh Vàng Hà Xá, người dân tộc thiểu số La Hủ tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Cách đây không lâu, biến cố đột ngột ập tới với gia đình anh. Vợ anh qua đời, bỏ lại ba bố con. Gánh nặng tài chính và trách nhiệm chăm sóc hai con đè nặng trên vai anh Xá.
Khi biết tin, chị Thanh cùng đồng nghiệp đã chủ động thăm hỏi và giúp anh lo thủ tục để gia đình nhanh chóng nhận quyền lợi bảo hiểm hơn 700 triệu đồng. Với khoản tiền đó, anh Xá có thể trang trải một phần cuộc sống. Đi qua mất mát, anh Xá càng hiểu hơn ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm. Lo lắng cho các con và tình yêu đủ lớn của người cha đã thúc đẩy anh quyết định tham gia thêm gói bảo hiểm nhân thọ để tương lai của ba bố con được vững vàng. Tình yêu đó cũng sẽ giúp anh kiên cường bước tiếp trong cuộc sống và bù đắp cho các con khi thiếu vắng tình mẹ.
Chị Thanh tâm niệm: “Làm tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ thì phải đương đầu với mọi khó khăn để mang giải pháp tài chính phù hợp nhất cho khách hàng. Điều quan trọng nhất là phải kiên định với nghề, luôn trau dồi kiến thức, sự chuyên nghiệp và tận tâm trong ứng xử”.
Những nỗ lực của chị Thanh đã được đền đáp khi chị vinh dự đạt danh hiệu COT - một danh hiệu cao quý dành cho các tư vấn viên tài chính chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn thế giới. Chính tình yêu đủ lớn dành cho công việc đầy tính nhăn văn này là động lực để chị Thanh lan tỏa nhiệt huyết đến nhiều tư vấn viên khác cùng gắn bó lâu dài với nghề và đồng hành cùng khách hàng của mình./.
PV
相关推荐
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- Chứng khoán hôm nay thế nào sau phiên bùng nổ?
- Đề nghị truy tố tài xế taxi tông tử vong bảo vệ khu đô thị ở Hà Nội
- Công an điều tra vụ hàng trăm người ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu
- Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- Lập công ty "ma" bán hàng ảo trên mạng, lừa hơn 4,2 tỷ đồng
- Phạm nhân trốn trại bị bắt sau 30 năm
- Hà Nội: Cảnh sát 141 vây bắt 57 "quái xế" lạng lách, đánh võng trong đêm