【bảng xếp hang y】Bài 4: Cần có chiến lược vay vốn bài bản

时间:2025-01-11 02:34:36 来源:Empire777

trang 6

Sử dụng hiệu quả vốn vay cũng là một giải pháp giảm áp lực nợ công.

>> Bài 3 - Muốn giảm nợ công: Ngân sách phải bớt 'ôm đồm'

>> Bài 2: Thực hiện nhiều giải pháp để nợ công an toàn,àiCầncóchiếnlượcvayvốnbàibảbảng xếp hang y bền vững

>> Bài 1 - Nợ công Việt Nam: Tỷ lệ vay nước ngoài ngày càng giảm

Áp dụng cơ chế vay về cho vay lại

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Vũ Nhữ Thăng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho rằng, muốn sử dụng hiệu quả vốn vay, trước hết cần phải có chiến lược vay vốn một cách bài bản. Chiến lược đó phải được đặt trong mối quan hệ chung với kế hoạch và khả năng trả nợ, bỏ tư duy mặc định là nợ cũ có thể được thanh toán bằng các khoản vay mới. Vì thực tế có thể có những khoản vay có lãi suất cao hơn và không phải lúc nào cần cũng có thể huy động được.

“Thực tế cho thấy, lý do thường được đưa ra để ủng hộ cho việc vay nợ của Chính phủ là nguồn vốn vay sẽ được sử dụng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nếu việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng không xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập, bao gồm cả khả năng tạo ra thu nhập gián tiếp như sự gia tăng về số thu thuế và sự phát triển của nền kinh tế do hạ tầng phát triển thì rủi ro về khả năng thanh khoản rất dễ xảy ra” - ông Thăng cho hay.

Theo quan điểm của ông Thăng, nên tập trung nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Tăng cường áp dụng cơ chế vay về cho vay lại, nhất là đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn, đặc biệt là cơ chế cho chính quyền địa phương vay lại để nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn, tránh tâm lý ỷ lại khi thực hiện qua hình thức cấp phát.

“Chúng ta chỉ nên áp dụng cơ chế cấp phát vốn ngân sách nhà nước (NSNN) từ nguồn vốn vay cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc các lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng của chi NSNN. Mở rộng đối tượng được tiếp cận nguồn vốn vay lại sang cho tất cả các thành phần kinh tế nếu các dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế - xã hội, không bó hẹp trong phạm vi đơn vị công và doanh nghiệp nhà nước”, ông Thăng nói.

Kiểm soát chặt việc vay nợ của các địa phương

Bên cạnh việc phân bổ hợp lý các nguồn vốn vay, rất nhiều các chuyên gia khuyến nghị cần phải kiểm soát chặt chẽ việc vay nợ của các địa phương, quy định rõ mối quan hệ giữa nợ của địa phương và nợ của trung ương. Bởi lẽ, việc vay nợ của các địa phương quá mức có thể dẫn tới những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới lạm phát và các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, qua đó sẽ tác động ngược trở lại đối với an ninh tài chính công. Theo ông Vũ Nhữ Thăng để đối phó với tình trạng mất khả năng trả nợ, chúng ta nên giới hạn vay nợ của chính quyền địa phương. Vì nếu không khống chế khối lượng vay nợ, rất dễ có khả năng chính quyền địa phương vay nợ quá mức. Việc quy định ngưỡng là để đảm bảo sự ổn định vĩ mô, đảm bảo những cân đối chung của nền kinh tế trong phạm vi kiểm soát.

Để kiểm soát tốt nợ công, các chuyên gia tài chính cho rằng, cần phải tăng cường quản lý chặt các khoản vay mới. PGS.TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho rằng, chúng ta chỉ nên sử dụng nợ công cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch. Đồng thời cần thực hiện rà soát, thẩm định, đánh giá tác động lên nợ công của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và vốn vay của chính quyền địa phương ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư.

“Chúng ta phải quản lý chặt chẽ các khoản vay mới, kể cả các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, hướng tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh”, PGS. TS Vũ Sỹ Cường nói.

Những giải pháp trên đây là hết sức cần thiết để kiểm soát nợ công. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp mang tính nhất thời, “liều thuốc mạnh” để trị “căn bệnh nợ công” tăng cao. TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, giải pháp mang tính căn cơ hơn cả để đảm bảo an ninh tài chính công trong bối cảnh hiện nay cũng như trong tương lai là tổng chi NSNN sẽ phải tăng chậm lại, thậm chí chậm hơn so với tốc độ tăng nguồn thu để bước đầu khống chế, tiến tới giảm tỷ lệ thâm hụt NSNN/GDP về mức hợp lý. Đồng thời, để có nguồn chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN phải giảm mạnh. Muốn vậy, bộ máy hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần được cải cách theo hướng gọn nhẹ hơn. “Đây là vấn đề đã được nhận thức từ lâu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt. Nếu việc giảm biên chế chỉ trông chờ vào những cán bộ sẽ nghỉ hưu một cách tự nguyện sẽ mất rất nhiều thời gian”, TS Nguyễn Đức Độ nói.

“Giải pháp mang tính căn cơ là tổng chi NSNN sẽ phải tăng chậm lại, thậm chí chậm hơn so với tốc độ tăng nguồn thu để bước đầu khống chế, tiến tới giảm tỷ lệ thâm hụt NSNN/GDP về mức hợp lý. Đồng thời, để có nguồn chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN phải giảm mạnh”.

TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính.

Nhật Minh

推荐内容