发布时间:2025-01-26 02:40:52 来源:Empire777 作者:World Cup
Một nơi tôi chưa bao giờ đặt chân đến và chưa hề có bất kỳ mối quan hệ nào tại nơi này. Nhắc đến địa danh này,điđếnCocircnĐảkq ty so bd hom nay tôi chỉ ấn tượng hai thứ, một là mộ cô Võ Thị Sáu và hai là những trại tù giam cầm hàng ngàn chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra là những lời đồn liêu trai, luôn khiến tôi bị kích thích với mong muốn phải ra đó một lần.
Xuống sân bay Côn Đảo lúc 17 giờ, thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu. Lúc này, tôi đã cảm nhận được một vài ánh mắt của du khách và cả người dân đang hướng về mình với sự tò mò khác lạ. Thậm chí tài xế lái xe trung chuyển từ sân bay khi thấy tôi đi bằng “siêu xe” cũng tỏ thái độ bất ngờ. Về tới khách sạn tôi đã đặt sẵn, cô chủ khách sạn rất vui vẻ, niềm nở khi lần đầu tiên có một vị khách “sáu chân” ra đặt phòng. Đến mức cô chủ khách sạn liên tục hỏi thăm tôi xem có cần hỗ trợ gì không?
Sau bao năm nuôi ước mơ, nay tôi đã được đứng trước ngôi mộ của một nữ anh hùng sống mãi ở tuổi thanh xuân 16 cho sự bình yên của Tổ quốc
Nếu với một người bình thường thì việc đi bộ tầm 800m là điều bình thường, còn bản thân tôi có những phút giây quên đi rằng mình đang là người khuyết tật nên mạnh miệng bảo: “Hay để mai chị đi bộ ra đó, em khỏi cần đặt xe điện nhé”. Bạn lễ tân tròn mắt bảo: “Ôi không chị ơi, trời nắng lắm! Với lại từ nghĩa trang vào tận mộ cô phải đi thêm 200m, và chị cầm theo 2 bó hoa như vậy không đi được đâu”.
7 giờ 30 phút, tôi bước ra khỏi khách sạn, hai bên “con siêu xe” của tôi treo 2 bó hoa cúc trắng. Bạn lễ tân kêu một chiếc xe điện đang đậu sẵn trước cửa khách sạn. Một nam tài xế ngơ ngác nhìn tôi hỏi muốn đi đâu, tôi bảo đi viếng mộ cô Sáu. Khi chiếc xe điện vừa đến trước cổng nghĩa trang Hàng Dương, tôi ngơ ngác nhìn các du khách đang được ban quản lý kiểm tra thông tin trước khi vào nghĩa trang viếng.
Còn tôi, mặc một bộ bà ba màu tím, tóc thắt bím hai bên vẫn ngồi ì trên xe điện. Bởi tôi mặc định rằng đã nhờ lễ tân khách sạn đặt trước lịch với nghĩa trang Hàng Dương rồi thì cứ vậy họ sẽ cho tôi vào. Thậm chí tôi còn lầm tưởng chắc mình sẽ được ưu tiên. Một chú bảo vệ giọng miền Trung ra hỏi tại sao tôi không xuống xe? Tài xế chạy xe điện cũng bối rối bảo đây là người khuyết tật. Chú bảo vệ tỏ vẻ cáu gắt và nói tại sao không có người nhà đi theo? Tôi năn nỉ cho tôi xuống xe để mình tự đi vào nhưng tài xế nhất quyết bảo tôi không thể tự đi bộ được vì nó quá xa.
Cãi cọ một hồi thì có ai đó trong ban quản lý khu nghĩa trang cũng chịu đặc cách cho xe điện vào trong và họ còn điều thêm một người đi theo để cõng tôi vào tận mộ cô Sáu. Họ cũng không quên dặn tài xế tìm chỗ đậu xe vì xe điện không được vào tận trong khu nghĩa trang. Khi xe điện chạy vào bên trong, tôi bước xuống xe và một anh công nhân cõng tôi vào trong trước sự ngỡ ngàng của mọi người đang đi viếng.
Trại giam Phú Hải nơi đã giam giữ rất nhiều chiến sĩ yêu nước. Bước vào đây, tôi đi chậm hơn các du khách khác nên không thể nghe hết được phần thuyết minh lịch sử
Thắp hương xong, tôi tranh thủ đi dạo ngắm cảnh tại nghĩa trang và nhờ bạn tài xế kia chụp vài tấm ảnh kỷ niệm. Lúc này, tôi mới khai thật với tài xế xe điện kia mình làm nghề gì. Bạn tỏ vẻ ngạc nhiên và đi khoe mọi người xung quanh biết về tôi. Ngoài ra, lúc đưa tôi về, bạn nhất quyết không cho tôi trả tiền xe. Thậm chí, trên đường đi về khách sạn, bạn tài xế luôn nói đi nói lại một câu: “Đây là lần đầu tiên trong đời, em thấy một người như chị đi ra đây một mình”.
Về khách sạn nghỉ một chút, tôi lại bắt xe điện tìm nơi ăn sáng rồi tiếp tục cuộc hành trình khám phá Côn Đảo. Một bạn lái xe điện chở tôi tới một quán bún riêu cua nổi tiếng tại đây và khi ăn xong cô chủ quán nhất quyết không lấy tiền. Tôi ngơ ngác hỏi lý do thì cô bảo: “Nhìn con như vậy mà ra được đây nên cô xin phép được mời con tô bún”. Tôi lại tiếp tục bắt chiếc xe điện khác và nhờ bạn dẫn tôi đến tham quan một trại giam nào đó. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh kéo dài nên hầu hết các trại giam đều phải tạm đóng cửa để trùng tu và chỉ còn duy nhất trại giam Phú Hải được phép mở cửa đón khách tham quan mà thôi.
Đến cổng mua vé, tự nhiên tôi cũng có cảm giác lo sợ vì biết đâu cũng bị đối xử như lúc ở nghĩa trang Hàng Dương. Thế nhưng lần này Ban quản lý khu di tích trại giam Phú Hải đặc cách không để tôi mua vé vào cổng. Và lần này bạn nam lái xe điện cũng trở thành hướng dẫn viên du lịch riêng mình tôi, bởi cá nhân tôi không thể nào theo kịp mọi người để được nghe thuyết trình về lịch sử của trại giam.
Nơi đây chỉ có duy nhất chùa Núi Một là tôi phải đầu hàng vì không thể nào leo lên vài chục bậc cầu thang. Còn lại các địa danh khác, tôi đều đặt chân tới. Dường như đi tới đâu, tôi cũng luôn nghe được hai câu nói với đại ý rằng: “Sao ra đây một mình hay vậy!” hoặc “Lần đầu tiên được thấy một người khuyết tật ra đảo một mình”.
Có một bữa trưa khi tôi đang ngồi ăn hải sản thì tự nhiên một cô bán trái cây đặt trên bàn bịch ổi. Tôi ngơ ngác cứ tưởng họ ép khách du lịch mua hàng, nhưng thật ra không phải vậy. Cô chỉ có nhã ý muốn tặng tôi bịch trái cây vì tôi đã ra nơi này du lịch. Đang chưa hết xúc động thì một chú bán vé số chạy lại bảo: “Hôm qua, tui thấy có người cõng cô vào thắp hương cho cô Sáu. Cô ra được đây là quá giỏi á!”.
Buổi sáng cuối cùng trước khi lên máy bay về lại Sài Gòn, tôi được 2 du khách ở tỉnh Bình Dương mời đi ăn sáng. Ăn xong, tôi quyết định sẽ tự đi bộ về khách sạn chứ không muốn bắt xe điện. Thú thật, tôi chỉ muốn lang thang để được tận hưởng không khí nơi này. Côn Đảo vẫn giữ được những nét hoang sơ thủa ban đầu, môi trường vẫn còn trong xanh, những người dân trên đảo đa số là dân tứ xứ ra đây làm ăn lập nghiệp nên họ sống rất chan hòa.
Đây là nơi mà có thể ban đêm đi ngủ không cần phải cửa đóng then cài. Các nhà hàng, khách sạn cũng không phải tốn tiền thuê bảo vệ trông xe. Thậm chí khách sạn nơi tôi ở có vị trí 2 mặt tiền cũng chẳng thấy một anh bảo vệ gác cổng nào. Mọi người thật sự sống chan hòa, tử tế với nhau để kéo thêm nhiều du khách trở lại ở những lần tiếp theo.
Tôi vẫn ước ao một điều là mong sao Ban quản lý nghĩa trang Hàng Dương nên trang bị sẵn vài chiếc xe lăn để không chỉ người khuyết tật mà cả các cựu chiến binh hoặc người cao tuổi mỗi khi có dịp đến viếng mộ các anh hùng liệt sĩ, họ sẽ cảm thấy chu đáo hơn. Bởi đứng trước nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và trước sự tri ân của những ai đã từng hy sinh cho Tổ quốc, tất cả chúng ta đều phải được bình đẳng như nhau.
相关文章
随便看看