您现在的位置是:La liga >>正文
【play off hạng nhất anh】Các lễ hội truyền thống vùng đất Vị Thanh
La liga6753人已围观
简介Bên cạnh các lễ hội truyền thống theo phong tục, tập quán, cư dân vù ...
Bên cạnh các lễ hội truyền thống theo phong tục,ễhộitruyềnthốngvngđấtVịplay off hạng nhất anh tập quán, cư dân vùng đất Vị Thanh cũng có những lễ hội truyền thống gắn liền với các dân tộc và các sự kiện lịch sử của địa phương.
Đồng bào Khmer Vị Thanh tổ chức đua ghe ngo đón lễ Ok Om Bok.
Do ảnh hưởng văn hóa phương Đông, người Hoa tại vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu, có những lễ hội gần giống như người Việt. Tuy vậy, tiến hành lễ thức khác nhau như lễ vật đám cưới phải có heo quay và nhiều loại bánh.
Qua giao thoa văn hóa, ngày nay, hầu hết các gia đình người Hoa đều thực hiện các nghi thức lễ hội, lễ cúng, hiếu hỷ giống như người Việt. Đó là các ngày Tết Nguyên đán, Thanh minh, mồng 5 tháng 5 âm lịch, Tết trung thu... Đặc biệt, các cơ sở thờ tự Chùa Ông, Quan Đế miếu đều tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân (Quan Công), vía Bổn Đầu Công (Ông Bổn).
Đối với cộng đồng người Khmer Hỏa Lựu - Vị Thanh sống theo phum, sóc mà ngôi chùa là trung tâm văn hóa - tín ngưỡng tôn giáo và dân gian. Hàng năm, người Khmer có những lễ hội tiêu biểu được tổ chức ngoài cộng đồng, gắn với ngôi chùa. Đồng thời, tại gia đình giống như nhiều địa phương khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Lễ Chol Chnam Thmay là lễ mừng năm mới hay “lễ chịu tuổi” (tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt).
Lễ Chol Chnam Thmay thường kéo dài 3 ngày. Lễ này, không có ngày giờ cố định, theo lịch cổ truyền (đại lịch). Đây cũng là ngày tết của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka. Dịp này, người Khmer đến làm lễ tại chùa, với các nghi thức cổ truyền. Lễ Sene Dolta là lễ cúng ông bà, tổ tiên, như lễ báo hiếu được tổ chức trong các ngày cuối tháng 8 âm lịch hàng năm.
Lễ Ok Om Bok là lễ cúng trăng hay lễ đút cốm dẹp. Thời gian tổ chức tại các chùa Khmer ở Hỏa Lựu - Vị Thanh, vào ngày 14 và 15-12 theo lịch của người Khmer Nam bộ. Cúng trăng mang ý nghĩa tiễn đưa mùa mưa, chào đón mùa khô và tạ ơn thần mặt trăng đã ban cho mùa màng tốt tươi. Đặc biệt, trong lễ hội có hoạt động rước nước, thông qua đua ghe ngo, làm nên nghi lễ đặc sắc của lễ hội Ok Om Bok.
Ngoài 3 lễ hội tiêu biểu nêu trên, người Khmer ở Hỏa Lựu - Vị Thanh còn có nhiều lễ thức khác, bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật giáo như lễ dâng bông, dâng y (cà sa), ban hành giáo lý, Phật đản, nhập hạ... Các lễ cưới, tang, lên nhà mới, dâng phước... đều tiến hành theo nghi thức truyền thống dân tộc Khmer.
Sau năm 1975, hòa vào xu thế mới, xây dựng và phát triển đất nước; theo sự biến đổi trong đời sống văn hóa - chính trị, nhiều hình thức lễ hội mới tại Vị Thanh được tiến hành, rồi trở thành nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng, theo trào lưu hiện đại của đất nước, được tổ chức thường xuyên trên địa bàn và được Nhân dân hưởng ứng, tập trung dự lễ và vui chơi trong ngày hội.
Tiêu biểu như Lễ hội mừng Đảng, mừng xuân - đón giao thừa năm mới được tổ chức tại quảng trường vào tối giao thừa. Người dân có dịp đón giao thừa vui chơi trên đường phố, xem bắn pháo hoa. Lễ hội 30-4 mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và thường gắn liền với Ngày Quốc tế Lao động 1-5. Những ngày này, người dân, công chức được nghỉ lễ cùng nhau ra phố vui chơi, giải trí, mua sắm.
Lễ hội mừng Quốc khánh 2-9, đây là chương trình lễ hội lớn của cả nước, mừng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Được nghỉ lễ, mọi người tập tụ xem nghệ thuật, vui chơi, giải trí. Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, còn gọi là tết Quân đội. Dù không phải là ngày nghỉ nhưng Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cũng tập trung trong các buổi họp mặt, sinh hoạt văn hóa mừng lễ.
Trong các ngày lễ hội truyền thống, đảng bộ, chính quyền địa phương thường tổ chức các cuộc gặp gỡ, họp mặt truyền thống, đi viếng thăm các bà bẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình thương binh, liệt sĩ; gia đình có công với cách mạng; những cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí hoặc đi thăm tặng quà cho các gia đình nghèo, khó khăn.
Ngoài các lễ hội mới mang tính truyền thống, tỉnh Hậu Giang thường xuyên tổ chức các lễ hội, sự kiện kinh tế, văn hóa đột xuất trên địa bàn thành phố Vị Thanh, như: Festival lúa gạo (2009), Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ (2014), Diễn đàn kinh tế hợp tác đồng bằng sông Cửu Long (MDEC -2016), kỷ niệm chiến thắng Chương Thiện, tổ chức diễu hành, diễu binh và đua ghe ngo.
VỊ THANH
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
La ligaSoi kèo góc hiệp 1 Perth Glory vs Western UnitedKèo chấp góc hiệp 1Perth ...
【La liga】
阅读更多Các công trình thủy lợi cơ bản đảm bảo an toàn
La ligaĐoàn kiểm tra công trình thủy lợi hồ Sơn Ph&ua ...
【La liga】
阅读更多Tổ chức, cá nhân sản xuất
La ligaTheo đó, nguyên tắc quản lý rượu đượ ...
【La liga】
阅读更多
热门文章
最新文章
友情链接
- Trao quà, hỗ trợ sinh kế trị giá 100 triệu đồng cho ngư dân nghèo, khó khăn
- Chủ kênh vlog Cao Anh Trung tặng học bổng cho học sinh khó khăn tại Kiên Giang
- Tập huấn công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở năm 2023
- ĐBSCL cần chuyển sang trạng thái, cách tiếp cận tích cực hơn
- Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 cho đội ngũ nhà báo, văn nghệ sĩ, trí thức
- Bộ Giao thông Vận tải: Sẽ khởi công 2 đoạn ưu tiên Đường sắt tốc độ cao Bắc
- Góp ý chuyên đề giám sát việc chấp hành pháp luật trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Thành phố Ngã Bảy: Sơ kết tình hình phát triển kinh tế
- Vì sao phải thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư?
- Triển khai thực hiện định hướng phát triển kiến trúc