【kết quả thi đấu bóng đá ngoại hạng anh】Chứng khoán tuần: Căng thẳng thương mại lại bùng phát, thị trường đối diện thách thức lớn

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:33:46

CK

Phiên cuối tuần (sau khi thị trường Việt Nam đã dừng giao dịch),ứngkhoántuầnCăngthẳngthươngmạilạibùngphátthịtrườngđốidiệntháchthứclớkết quả thi đấu bóng đá ngoại hạng anh chứng khoán toàn cầu bất ngờ rơi vào tình trạng hoảng loạn khi cả Trung Quốc và Mỹ bất ngờ leo thang đột biến trong căng thẳng thương mại.

Cuộc chiến thuế quan được đẩy lên cực điểm với việc Trung Quốc đánh thuế trả đũa với 75 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ. Ngược lại, Mỹ sẽ tăng thuế với 250 tỷ hàng Trung Quốc từ 25% lên 30%. Cùng với đó 300 tỷ hàng hóa khác sẽ bị đánh thuế 15%.

Ngay lập tức thị trường chứng khoán toàn cầu rúng động. Chứng khoán châu Âu phản ứng chậm, chỉ số Euro Stoxx 50 giảm 1,17% nhưng S&P 500 lao dốc 2,59%, DJA giảm 2,37%, Nasdaq giảm 3%. Giá vàng lập tức tăng vọt 1,87% lên sát đỉnh cao nhất đầu tháng 8. Tỷ giá USD/CNY tăng vọt lên 7.0961 Nhân dân tệ cho 1 USD.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được cho là hưởng lợi nhiều từ chiến tranh thương mại, nhưng đó còn là câu chuyện hiệu ứng lan tỏa khác ngoài vấn đề dịch chuyển nhà máy, sản xuất. Ở thời điểm khó khăn, tâm lý chung là mong muốn nhìn thấy những điều tích cực mà cố gắng bỏ qua những lo ngại ngược với vị thế của mình. Thách thức mà thị trường đang phải đối diện không mới, nhưng cường độ đã khác hẳn với thời gian trước.

Thực trạng thị trường Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh giảm kể từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2019. Những nỗ lực phục hồi mạnh nhất hồi tháng 7 cũng không đưa VN-Index vượt qua đỉnh tháng 3, về mặt kỹ thuật nghĩa là xu hướng giảm chưa bị phủ định.

Những phiên tăng tốt nhất trong 2 tuần gần đây cũng chưa đưa VN-Index vượt qua đỉnh tháng 7. Đó là chưa kể đến các đỉnh cao tháng 3/2018, đỉnh cao 10/2018 vẫn còn đó. Nói theo ngôn ngữ kỹ thuật, VN-Index vẫn đang liên tục tạo các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, một trong những dấu hiệu của xu hướng giảm đang diễn ra.

Chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm mạnh khi có thông tin tăng thuế
Chỉ số S&P 500 của Mỹ lao dốc mạnh ngay sau khi có thông tin tăng thuế.

Căng thẳng thương mại đang ở mức độ mà tất cả các định chế tài chính lớn nhất, chuyên nghiệp nhất trên thế giới đều lo ngại. Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được cho là sẽ tăng trưởng chỉ nhờ hưởng lợi từ cuộc chiến này thì đó sẽ là kỳ vọng quá mức và quá lạc quan.

Thị trường cổ phiếu niêm yết bao gồm nhiều hơn những doanh nghiệp có tiềm năng hưởng lợi từ cuộc chiến. Đâu đó vài cổ phiếu khu công nghiệp không đại diện cho toàn bộ thị trường. Những cổ phiếu như KBC, ITA, LHG... hay vài cổ phiếu công ty logistic giao dịch vài chục tỷ đồng mỗi ngày là quá nhỏ so với mức thanh khoản 4.000-5.000 tỷ đồng của cả thị trường.

Trong khi đó cổ phiếu dệt may, thủy sản cùng rất nhiều cổ phiếu khác có tiềm năng bị ảnh hưởng nặng hơn từ sự sụt giảm tăng trưởng, thậm chí là suy thoái của các nền kinh tế lớn.

Chỉ số VN-Index
Chỉ số VN-Index vẫn đang trong xu thế giảm dài hạn.

Nói cho cùng, sản xuất tăng trưởng vẫn phải dựa trên nhu cầu tiêu thụ. Nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tác động lan tỏa lớn hơn nhiều những gì mà lâu nay vẫn hào hứng như sự tăng giá cho thuê đất ở một vài khu vực.

Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có nguy cơ chịu tác động của sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư gián tiếp. Dòng vốn nước ngoài đổ vào mấy cổ phiếu khu công nghiệp, logistic nhỏ hơn nhiều dòng vốn rút ra khỏi thị trường ở các cổ phiếu khác.

Giới đầu tư toàn cầu đô xô vào các tài sản an toàn và rút khỏi các tài sản rủi ro cao như cổ phiếu, là nguyên nhân đẩy giá vàng tăng phi mã và kéo lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ trượt dốc suốt thời gian qua.

Thị trường Việt Nam đã chứng kiến hoạt động bán ròng mạnh mẽ từ tháng 7 tới nay, cộng với các quỹ ETF đầu tư vào Việt Nam bị rút vốn. Chỉ trong 5 tuần gần nhất quỹ ETF nội là E1VFMVN30 đã bị bán ròng trên 400 tỷ đồng. Quỹ ETF ngoại là V.N.M mới tuần trước bị rút 3,18 triệu USD, FTSE bị rút 5,8 triệu USD.

Vì vậy khi nhìn vào tổng thể thị trường chứng khoán thì yếu tố hưởng lợi từ căng thẳng thương mại nhỏ hơn nhiều những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra. Khi cuộc chiến thương mại lan rộng hơn và kết hợp với cuộc chiến tiền tệ, sẽ không có nền kinh tế nào đứng ngoài những tác động của nó./.

Trọng Nghĩa

顶: 1踩: 4972