【tỷ lệ cá cược bóng đá ma cao】Ngọn lửa nhiệt huyết từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021
VHO - Sinh thời,ọnlửanhiệthuyếttừTổngBíthưNguyễnPhúTrọngtạiHộinghịVănhóatoànquốtỷ lệ cá cược bóng đá ma cao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong sự phát triển của đất nước. Với tình yêu dành lớn dành cho nền văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những chỉ đạo quan trọng, mang tính định hướng của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 đã tiếp tục thắp lên “ngọn đuốc soi đường”, như sứ mệnh lớn lao của văn hóa mà năm xưa Bác Hồ kính yêu đã chỉ rõ: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc
Với nhan đề “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đối với đội ngũ người làm văn hóa nước nhà, thực sự đã trở thành ngọn đuốc “truyền lửa”, khơi lên khát vọng cống hiến, đưa những quan điểm xuyên suốt của Đảng về văn hóa vào cuộc sống: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi; Văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội; Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa: Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn…
Tổng Bí thư nhấn mạnh, dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi… là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa.
“Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”, Tổng Bí thư nhắn nhủ.
Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hoá trong sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, cho nên ngay từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc; và năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra "Đề cương văn hoá Việt Nam", trong đó chỉ rõ "Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)", và chủ trương phát triển văn hoá theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.
“Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện quan trọng này đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hoá, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, khơi dậy khát vọng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945”, Tổng Bí thư khẳng định.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
“Nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn. Đây là tiền đề rất cơ bản để chúng ta quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 35 năm đổi mới, Việt Nam có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc.
Những thành tựu nổi bật là nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn, các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.
"Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội", Tổng Bí thư chỉ rõ.
Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống đã được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được biểu dương lan tỏa vào đời sống xã hội góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân.
Quyết tâm đổi mới và chấn hưng nền văn hóa dân tộc
Tổng Bí thư cũng nêu rõ, với tầm nhìn từ nay cho đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, nền văn hóa Việt Nam cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới.
“Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế uy tín như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, Tổng Bí thư khẳng định.
Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư nêu rõ: “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tinh thần", "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi"; phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”.
Tổng Bí thư nhấn mạnh phải phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của tất cả người dân Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại.
Cần tiếp tục phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới, phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là Nhân dân, tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền...
Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ những giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa trong thời gian tới: tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng, phát triển văn hóa từ trung ương đến cơ sở, khắc phục tư tưởng chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh việc phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hoá Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới.
Di sản văn hóa là tài sản vô cùng quý báu do Tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được. Chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với Tổ tiên, cha ông chúng ta.
Tổng Bí thư yêu cầu xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại.
Xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội, xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ... cũng là những chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị.
Khẳng định Hội nghị văn hoá toàn quốc là một dịp quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là những người làm công tác văn hoá, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ của cả nước, quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng ta, đặc biệt là quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta cùng nhau nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của dân tộc”.
Tổng Bí thư mong muốn sau Hội nghị, công tác văn hóa sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới: “Tôi tin rằng, với một Đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức để chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”.