Mới đây,ỏvàngtriệuđôtừnhữngchiếcôtôđồngnásoi kèo newcastle vs chính phủ Ấn Độ đã thắt chặt chính sách về khí thải trong nỗ lực tái chế, thay thế các mẫu ô tô cũ gây ô nhiễm môi trường. Theo chính sách này, những mẫu ô tô thương mại từ năm sử dụng thứ 15 trở đi và xe gia đình từ năm sử dụng thứ 20 trở đi sẽ được kiểm định và thải bỏ nếu không đạt tiêu chuẩn về khí thải mới.
Tờ Nikkei Asia cho hay, ước tính có khoảng 10 triệu chiếc ô tô tại Ấn Độ sẽ bị loại ra khỏi hệ thống giao thông vì lí do này. Điều này lại dẫn đến quan ngại về lượng rác thải khổng lồ từ những chiếc ô tô bị loại bỏ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại Ấn Độ lại nhìn thấy được “mỏ vàng” từ những chiếc xe phế phẩm này.
Theo đó, tập đoàn Abhishek – một đơn vị chuyên sản xuất túi khí và linh kiện ô tô đã tận dụng cơ hội này để thúc đẩy việc kinh doanh linh kiện cũ. Tập đoàn này đã hợp tác với Kaiho – công ty chuyên tái chế ô tô hàng đầu Nhật Bản để “xé nhỏ” những chiếc xe phế phẩm nhằm lấy các linh kiện như đèn pha hay đèn hậu để mang đi bán lại cho các gara sửa chữa ô tô.
Bên cạnh đó, liên doanh này cũng tận dụng các chi tiết làm từ sắt, nhôm để đem đi xử lí và biến chúng thành vật liệu xây dựng. Được biết, số lượng xe ô tô phế phẩm mà liên doanh này xử lí dao động từ 100 – 350 xe. Liên doanh đặt mục tiêu sẽ thu về khoảng 1,28 triệu USD (khoảng 29,7 tỷ đồng) chỉ trong năm 2022 này.
Không chỉ giới hạn tại Ấn Độ, công ty Kaiho còn mở rộng sản xuất linh kiện ô tô sang thị trường quốc tế. Hiện tại, Kaiho đã có mặt tại 90 quốc gia trên toàn thế giới. Rõ ràng ràng việc xe điện và các dòng xe thân thiện với môi trường trở nên phổ biến hơn đã giúp lĩnh vực tái chế ô tô có thêm nhiều “đất sống” tại Ấn Độ.
Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất thắt chặt các quy định về khí thải. Nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới cũng không đứng ngoài cuộc đua xanh hóa các phương tiện giao thông. Tại châu Âu, nhiều quốc gia đã ủng hộ việc cấm bán mới các mẫu xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Trong khi đó, tại Mỹ, một số bang như California, New York và Massachusetts cũng đã và đang đặt ra mục tiêu cấm bán xe sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2030 trở đi.
Chính những chính sách, tiêu chuẩn mới về khí thải đã buộc nhiều hãng ô tô phải thay đổi để có thể tồn tại. Nhiều hãng xe đã và đang bắt tay vào phát triển các dòng xe điện, xe plug-in hybrid cũng như đặt ra mốc dừng sản xuất các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống trong tương lai không xa.
Như vậy, có thể thấy rằng xu hướng “điện hóa”, “xanh hóa” trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu không chỉ còn là một “cuộc dạo chơi” của các ông lớn mà là sự thay đổi để có thể tồn tại.
Minh Nhật (Theo Nikkei Asia)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!