【bxh tbna】Gia tăng gian lận C/O Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế
Hàng nước ngoài “mượn mác” Việt Nam
Bà Trần Thị Thu Hương- Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại,ănggianlậnCOViệtNamđểhưởngưuđãithuếbxh tbna trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, việc chống gian lận ưu đãi thuế qua xuất xứ hàng hóa sẽ nhiều thách thức hơn khi các FTA và TPP có hiệu lực.
Gian lận C/O diễn ra rất tinh vi, khó lường, ngay cả các nước phát triển có hệ thống kiểm soát tốt cũng phải đối mặt với vấn nạn này. Khả năng hàng hóa nước ngoài (thuộc những quốc gia không tham gia FTA, TPP) đội lốt hàng Việt Nam để hưởng lợi ưu đãi thuế có khả năng gia tăng.
Trên thực tế, đầu năm 2016, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện trường hợp Công ty TNHH Quốc Việt (Long An) và Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khiết Tâm đã sử dụng C/O giả để gian lận thương mại, bằng cách nhập thép Trung Quốc gắn mác Việt Nam xuất sang EU để hưởng ưu đãi thuế.
Cũng theo bà Trần Thị Thu Hương, mặt hàng dễ bị gian lận C/O thường là các mặt hàng mà các nước xung quanh Việt Nam bị các nước hay thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ... áp thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Nguy cơ các mặt hàng này được chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam để hợp thức hoá các bộ hồ sơ về vận chuyển, sau đó làm giả chứng từ, hồ sơ để hợp thức hoá lô hàng này có xuất xứ tại Việt Nam. Đây là hình thức làm giả hoàn toàn giấy chứng nhận từ bên ngoài (giả mẫu con dấu và chữ ký của cán bộ cấp C/O).
Trước đây, cơ quan chống gian lận thương mại của EU (OLAF) đã gửi thư thông tin cho VCCI cảnh báo về hiện tượng C/O bị làm giả từ Việt Nam và C/O bị sửa chữa số lượng đối với hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Thậm chí có nhiều trường hợp DN Việt Nam bị DN nước ngoài mạo danh trên C/O giả để nhập khẩu hàng dệt may vào các nước EU để hưởng ưu đãi thuế…
“VCCI đã phối hợp với các cơ quan chức năng đưa ra một loạt biện pháp, nên hiện tượng làm giả giấy xuất xứ, sửa chứng từ, số lượng và trị giá trên hóa đơn thương mại... đã được ngăn chặn…”- bà Trần Thị Thu Hương nói.
Tổng cục Hải quan cũng nhận định, việc cắt giảm thuế quan cũng dẫn đến xu thế gian lận nhiều hơn về C/O để được hưởng ưu đãi.
Bà Vũ Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2015, cơ quan hải quan đã nhận được hàng trăm văn bản đề nghị xác minh tính chính xác và hợp lệ C/O, nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng, xác minh bộ chứng từ hải quan đặc biệt là hóa đơn thương mại, do nghi ngờ gian lận về trị giá, xuất xứ… từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Đồng thời, trong năm qua, Hải quan Việt Nam đã đề nghị hải quan các nước xác minh và đã phát hiện một số trường hợp DN trong nước móc nối với DN nước xuất khẩu làm giả chứng từ, hoặc khai tăng hàm lượng ASEAN nhằm hưởng ưu đãi thuế lớn hơn, theo chương trình ưu đãi thuế quan và hiệp định giữa các nước ASEAN và một số đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tăng cường khả năng phòng ngừa
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, đồng thời phù hợp cam kết quốc tế, bà Vũ Việt Nga cho biết, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu, sớm đề xuất giải pháp tăng cường chống gian lận C/O; tăng cường hoạt động quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan…
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng đã tiến hành họp bàn với Bộ Công Thương đề xuất phương án quản lý và kiểm tra C/O các lô hàng áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, nhằm chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách.
Theo đó, để được xem xét hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ các FTA, DN phải nộp C/O cho cơ quan hải quan tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan dự kiến sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung chống gian lận C/O trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Về phía cơ quan chứng nhận C/O, bà Trần Thị Thu Hương cho hay, VCCI sẽ tăng cường tổ chức tập huấn kiến thức về C/O cho DN; qua đó chuyển tải đến DN các thông tin về thực trạng gian lận thương mại qua C/O. Quan tâm hơn đến công tác tra cứu các mặt hàng bị các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ... áp thuế chống bán phá giá và áp với các nước nào, để có biện pháp cảnh báo, phòng ngừa.
Khi phát hiện ra những DN có các mặt hàng trùng với các mặt hàng bị áp chống bán phá giá, hoặc đang tiến hành điều tra... VCCI sẽ áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ với những DN này.
“VCCI cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan rà soát các mặt hàng có nguy cơ cao gian lận thương mại ngay từ ban đầu khi DN xin cấp chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, hoặc sẽ tư vấn và hướng dẫn cho DN để các sản phẩm của DN đáp ứng yêu cầu xuất xứ…”- bà Trần Thị Thu Hương nói./.
Hải Anh
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/212d299032.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。