【ws wanderers – central coast】Khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước

时间:2025-01-26 03:36:03来源:Empire777 作者:La liga

Xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn,ơithôngvàsửdụnghiệuquảnguồnlựctàichínhnhànướws wanderers – central coast bền vững

Xuất phát từ quan điểm lấy hiện đại hóa công nghệ thông tin là khâu đột phá, cải cách cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ là nền tảng, gắn hiện đại hóa các chức năng với đổi mới mô hình tổ chức để tạo động lực phát triển đồng bộ, toàn diện, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã xây dựng mục tiêu tổng quát của Dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030 là: “Xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Kho bạc số với 3 trụ cột phát triển chính…”.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ ngân sách nhà nước trên cơ sở liên thông dữ liệu là mục tiêu mà Kho bạc Nhà nước hướng tới. Ảnh: ĐỨC MINH
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ ngân sách nhà nước trên cơ sở liên thông dữ liệu là mục tiêu mà Kho bạc Nhà nước hướng tới. Ảnh: Đức Minh

Đồng thời, KBNN đặt ra mục tiêu sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ NSNN trên cơ sở liên thông dữ liệu số; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát rủi ro; cải cách thủ tục hành chính, số hóa các giao dịch thu, chi NSNN… Huy động vốn cho NSNN thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) tại thị trường trong nước, đáp ứng các mục tiêu của chiến lược, kế hoạch, chương trình quản lý nợ công trung, dài hạn và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm. Quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN) chủ động theo nguyên tắc thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính nhà nước. Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin về tài chính - NSNN phù hợp với chuẩn mực kế toán công. Rút ngắn thời gian lập báo cáo quyết toán NSNN và báo cáo tài chính nhà nước; phấn đấu đến năm 2030, thời gian lập và trình báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo tài chính nhà nước hàng năm giảm từ 6-12 tháng so với năm 2020.

Đặc biệt, KBNN đặt mục tiêu phát triển Kho bạc số theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia, hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu số và công nghệ số. Đến năm 2025, về cơ bản, KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng Kho bạc số; đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Kho bạc số.

Ngoài ra, KBNN cũng đưa ra mục tiêu kiện toàn tổ chức bộ máy để đến năm 2030 hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình kho bạc 2 cấp và giảm được ít nhất 15% biên chế so với năm 2020. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tính chuyên nghiệp cao…

Nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu

Để đạt các mục tiêu đã đặt ra trong dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030, KBNN đã trình Bộ Tài chính 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ cải cách, hiện đại hóa các chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, huy động vốn và tổng kế toán nhà nước được KBNN đặc biệt đưa lên hàng đầu.

Chuyển đổi phương thức quản lý và cung cấp dịch vụ kho bạc

Kho bạc Nhà nước (KBNN) đặt ra mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng phục vụ; nghiên cứu, phát triển các dịch vụ kho bạc mới đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước (hoạt động mang tính chất phục vụ, cung cấp dịch vụ của KBNN như cung cấp thông tin, báo cáo, tư vấn, hỗ trợ,…).

Phát triển phương thức cung cấp dịch vụ trực tuyến qua các thiết bị di động trong lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, huy động vốn và tổng kế toán nhà nước.

Theo đó, KBNN sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và thực hiện liên thông dữ liệu số về toàn bộ các khoản thu NSNN giữa KBNN và cơ quan thuế, hải quan, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trên cơ sở thống nhất cấu trúc thông tin trao đổi theo mã định danh đối với từng khoản thu. Xây dựng cơ sở dữ liệu thu NSNN cho toàn bộ các khoản thu; đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc nộp, theo dõi thông tin nộp NSNN.

Đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN; cung cấp đầy đủ thông tin cam kết chi NSNN phục vụ cho việc lập, phân bổ và thực hiện kế hoạch ngân sách trung hạn, hàng năm theo thông lệ quốc tế. Thống nhất đầu mối, quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; thực hiện chia sẻ và liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN. Đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát rủi ro và tăng cường hậu kiểm, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương.

Về huy động vốn NSNN, KBNN đưa ra giải pháp phát hành và quản lý danh mục TPCP chủ động, hiệu quả, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của NSNN với cơ cấu, kỳ hạn theo các mục tiêu của chiến lược, chương trình, kế hoạch quản lý nợ công trung, dài hạn và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm. Điều hành lãi suất phát hành TPCP phù hợp với chính sách lãi suất của Chính phủ, gắn với nguyên tắc thị trường. Đa dạng các sản phẩm TPCP đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư; hình thành các mã TPCP chuẩn với quy mô đủ lớn để thúc đẩy thanh khoản của thị trường TPCP, tăng khả năng huy động vốn cho NSNN và hình thành đường cong lãi suất chuẩn, hỗ trợ phát triển thị trường vốn.

Đối với quản lý NQNN, KBNN sẽ cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và thu, chi của các quỹ tài chính nhà nước qua tài khoản thanh toán tập trung của KBNN, đảm bảo minh bạch, hiệu quả. Hoàn thiện mô hình thanh toán tập trung của KBNN phù hợp với lộ trình xây dựng, phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia, đáp ứng yêu cầu thanh toán thông suốt của Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc tại mỗi hệ thống ngân hàng, KBNN chỉ có duy nhất một tài khoản và cuối ngày toàn bộ số dư NQNN được tập trung về tài khoản của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hoàn thiện phương pháp dự báo luồng tiền và nguồn thông tin đầu vào, từng bước cải thiện chất lượng dự báo và thực hiện dự báo luồng tiền theo ngày… Đáng chú ý, KBNN đặt ra yêu cầu thiết lập khung quản lý rủi ro hiện đại, đảm bảo các rủi ro trong quản lý NQNN được nhận diện, đánh giá đầy đủ, kịp thời và có chính sách giảm thiểu rủi ro phù hợp.

Về tổng kế toán nhà nước và báo cáo ngân sách, báo cáo tài chính nhà nước, KBNN từng bước thống nhất nguyên tắc kế toán trong khu vực Nhà nước, trong đó, ưu tiên thống nhất hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán, đáp ứng yêu cầu tổng hợp thông tin, báo cáo của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị. Mở rộng phạm vi tổng kế toán nhà nước theo lộ trình triển khai kế toán dồn tích tại các đơn vị kế toán, đảm bảo bao quát được toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước, tài sản tài chính, tài sản phi tài chính và nghĩa vụ nợ của Nhà nước…

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trở thành Kho bạc số

Thực hiện mục tiêu trở thành Kho bạc số, KBNN sẽ xây dựng và triển khai kiến trúc công nghệ thông tin của Kho bạc Nhà nước (KBNN) giai đoạn 2021-2030 phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử. Đồng thời, số hóa các nghiệp vụ KBNN và cung cấp dữ liệu mở về tài chính – NSNN thông qua việc nâng cấp, phát triển TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và các hệ thống liên quan thành Hệ thống thông tin Ngân sách và Kế toán nhà nước số dựa trên công nghệ hiện đại, cho phép cung cấp các dịch vụ số, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và có khả năng truy cập, khai thác thông tin rộng rãi.

相关内容
推荐内容