【kèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay】Nhiều trẻ viêm phổi, phế quản do vi khuẩn Mycoplasma
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:46:44 评论数:
Nhiều trẻ viêm phổi,ềutrẻviêmphổiphếquảndovikhuẩkèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay phế quản do vi khuẩn Mycoplasma
(Dân trí) - Thời gian gần đây, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tiếp nhận nhiều bệnh nhi đến khám và nhập viện với tình trạng ho kéo dài, sốt cao. Sau xét nghiệm, phát hiện dương tính với vi khuẩn Mycoplasma Pneumoniae.
Triệu chứng viêm phổi, phế quản do Mycoplasma, giống với cảm cúm thông thường
Bé D.H.T.N (3 tuổi Tây Hồ, Hà Nội) đến Thu Cúc TCIkhám với những triệu chứng điển hình như ho, sốt nhẹ, tuy nhiên bé vẫn hoạt bát, không quấy khóc nên gia đình cho rằng bé chỉ bị cảm cúm thông thường. Sau khi chỉ định cho bé chụp X Quang và làm các xét nghiệm máu cần thiết, bác sĩ kết luận T.N. viêm phế quản do vi khuẩn Mycoplasma, cần phải điều trị bằng kháng sinh.
Một trường hợp khác cũng nhiễm Mycoplasma dẫn đến viêm phổi là bé N.K. (Hà Nội). Bé đến Thu Cúc TCI khám khi ho nhiều, không sốt, ăn uống tốt. Mẹ bé N.K. cho biết dù đã uống nhiều loại siro ho mà triệu chứng không giảm. Ngược lại, trong cổ họng của bé, đờm xanh xuất hiện nhiều. Sau khi đến khám và làm xét nghiệm, kết quả trả về bé đã dương tính với Mycoplasma. Ngay sau đó, bác sĩ đã kê đơn thuốc và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ.
Trong vài tháng gần đây, đại diện Thu Cúc TCI cho hay, hệ thống tiếp nhận lượng trẻ bị nhiễm Mycoplasma tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Theo bác sĩ Lan Anh, bệnh này gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều nhất là nhóm trẻ lớn. Triệu chứng biểu hiện là sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, ho liên tục và kéo dài. Ban đầu trẻ thường ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm kéo dài từ 3-4 tuần, có thể kèm theo sổ mũi, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy…
"Những triệu chứng không điển hình này dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên tự ý điều trị cho con tại nhà. Nếu không xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng cách, hiệu quả, tình trạng bệnh của trẻ có thể trở nên nghiêm trọng dẫn tới suy hô hấp và tử vong", bác sĩ Lan Anh nhấn mạnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi, phế quản do Mycoplasma
Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến, do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao mùa, phát tán qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình, vì có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn thông thường khác.
Theo bác sĩ Lan Anh, khi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Sau giai đoạn này, bệnh sẽ bắt đầu và gây ra những triệu chứng như:
Ban đầu, trẻ sẽ có các dấu hiệu viêm phổi như hắt hơi, sổ mũi và sốt. Trẻ em mắc viêm phổi do Mycoplasma có thể gặp sốt cao, với mức sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra, trẻ còn ho nhiều, ho đặc biệt rối, đi kèm với khó thở và tốc độ thở nhanh. Trẻ lớn có thể trải qua cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ và cảm giác cơ thể cứng cỏi.
Ngoài những tổn thương phổi, trẻ mắc viêm phổi do Mycoplasma cũng có thể phát triển các biến chứng khác bên ngoài phổi như viêm kết mạc, phát ban mề đay trên da, một số vấn đề về tim mạch, đường tiêu hóa và tiết niệu.
Bác sĩ Lan Anh cho biết thêm, triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với những nguyên nhân viêm phổi khác như viêm phổi do virus hoặc viêm phổi do vi khuẩn khác, vì chúng có các dấu hiệu chung như sốt, ho và khó thở, cũng như sự xuất hiện của các tổn thương phổi trên tia X-quang.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm phổi là Mycoplasma Pneumoniae, trẻ cần xét nghiệm huyết thanh hoặc dịch tiết từ đường hô hấp để xác định chuỗi ADN của vi khuẩn, hoặc sử dụng xét nghiệm PCR.
Biến chứng của bệnh có thể để lại nhiều hậu quả
Bác sĩ Lan Anh cho hay, một số biến chứng nguy hiểm của viêm phổi do Mycoplasma có thể kể tới như:
Nhiễm trùng máu:nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể.
Tràn dịch màng phổi: việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở.
Áp xe phổi:các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.
Hội chứng suy hô hấp cấp: những người bị viêm phổi cả hai thùy rất dễ gặp phải tình trạng này.
Suy hô hấp: dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác, chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.
Bác sĩ Lan Anh cho biết, viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma Pneumoniae lây truyền tiếp xúc qua đường giọt bắn. Hiện tại, chưa có vaccine phòng ngừa viêm phổi do Mycoplasma. Do đó, để phòng tránh bị viêm phổi, việc duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ và người chăm sóc là rất quan trọng.
Để đảm bảo, cha mẹ có thể thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng. Đồng thời, tạo môi trường sống cho trẻ trong một không gian sạch sẽ và thoáng mát, tránh tiếp xúc với những trẻ có triệu chứng ho và sốt.
Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ được tiêm các vaccine theo lịch trình, vì viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae có thể kết hợp với vi khuẩn khác như Streptococcus Pneumoniae hoặc Haemophilus Influenzae.
Bác sĩ Lan Anh khuyến cáo, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu viêm phổi như viêm long đường hô hấp, sốt cao, ho khó thở, nhất là ở trẻ lớn từ 4 đến 10 tuổi, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành khám và xét nghiệm chẩn đoán sớm. Từ đó điều trị kịp thời và tránh nguy cơ biến chứng suy hô hấp nguy hiểm.
Sức khỏe chủ độnglà chuyên mục do Báo Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.
Tháng 7 này, Thu Cúc TCI tặng tới 50% phí khám Nhi, 20% xét nghiệm cận lâm sàng và giảm tới 45% các gói khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Để tìm hiểu thêm thông tin và đặt lịch, khách hàng có thể liên hệ 1900 55 88 92 hoặc truy cập tại đây.