【lịch u19】TP.HCM: “Mạnh tay” với hàng giả tại các chợ
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:00:56 评论数:
Theạnhtayvớihànggiảtạicácchợlịch u19o ghi nhận của phóng viên tại chợ Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5), Bình Tây, Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), chợ Tân Bình (quận Tân Bình), đều có bán công khai và phổ biến các mặt hàng thời trang giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, trong đó tập trung chủ yếu là các mặt hàng quần áo, giày dép giả nhãn hiệu Tomy, Nike, Adidas, Lacoste... được bán với giá từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng/ chiếc, mắt kính, bóp ví, đồng hồ giả các nhãn hiệu Chanel, Gucci, LV, Goyard, Rolex, Omega, Prada, Hermes, Tissot bán với giá từ vài chục ngàn đến 200-300.000 đồng/chiếc...
Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu tuệ đang được bán tràn lan tại các chợ trên địa bàn trong đó tập trung chủ yếu là các mặt hàng thời trang như quần áo, giày dép, túi xách, bóp ví, đồng hồ. Thời gian qua nhằm đẩy mạnh công tác chống hàng giả, Chi cục quản lý thị trường đã đồng loạt kiểm tra tại một số chợ truyền thống thu giữ rất nhiều sản phẩm đồng hồ, mắt kính, bóp ví giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng của thế giới.
Mới đây, các Đội quản lý thị trường 1A, 2A, 3A,4A và 5A đồng loạt kiểm tra chợ Bến Thành, kiểm tra 20 quầy, sạp kinh doanh các mặt hàng đồng hồ, mắt kính, bóp ví... đều có bán hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng không có hóa đơn chứng từ. Lực lượng Quản lý thị trường đã tạm giữ 1.285 đơn vị sản phẩm là đồng hồ, mắt kính, bóp ví, giả các nhãn hiệu Omega, Montblanc, Longines, Chanel, Rolex, Rado, Gucci, Bubery, Michel Kors, CK, Chopard, Vacheron, Constatin, Franck, Muller, Catier và 2.129 đơn vị sản phẩm đồng hồ, mắt kính không có hóa đơn, chứng từ.
Nói về khó khăn trong việc chống hàng giả tại các chợ, các trung tâm thương mại trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, nhìn chung các đối tượng bị kiểm tra hầu hết tái phạm nhiều lần mặt dù đã bị xử phạt và kí cam kết không buôn bán kinh doanh hàng giả nhưng do đây là nguồn thu nhập chủ yếu nên các hộ kinh doanh còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, do lợi nhuận cao hình thức xử phạt còn nhẹ, sự phối hợp kiểm tra, xử lí giữa các ban ngành, UBND quận, huyện, phường xã chưa đồng bộ, công tác quản lí tại các chợ chưa quyết liệt, chặt chẽ dẫn đến tình trạng hàng giả vẫn còn bày bán công khai
“Một trong những khó khăn trong công tác chống hàng giả tại các chợ là các ban quản lý chợ chưa thể hiện quyết tâm trong quản lý ngăn chặn và phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lí đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, nên dù các đối tượng bày bán công khai nhưng không bị nhắc nhở, xủ lý, nhiều đối tượng tiếp tục có hành vi vi phạm dù trước đó không lâu đã bị kiểm tra xử lý”, ông Bách cho biết.
Thừa nhận tình trạng hàng giả đang mặc sức tung hoành tại các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn và việc kiểm tra xử lý của lực lượng chức năng mới chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, tình trạng hàng giả các nhãn hiệu bày bán ở chợ truyền thống cần phải giải quyết triệt để. Sắp tới, Sở Công Thương yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường và các Ban Quản lý chợ trên địa bàn phải có sự phối hợp để siết chặt quản lý tình hình kinh doanh các mặt hàng thời trang tại các chợ không để cho tình trạng buôn bán hàng giả kéo dài và tái diễn như hiện nay.
Do vậy, ông Kiên cho biết trong thời gian tới, trong quy chế phối hợp phải xác định rõ ràng trách nhiệm của các lực lượng. Cụ thể như, nếu sau khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm mà các cơ sở kinh doanh còn tái phạm thì không chỉ các cơ sở này phải chịu trách nhiệm mà Ban quản lý chợ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.
“Giải quyết triệt để tình trạng kinh doanh hàng giả là rất khó nhưng ít nhất tại các địa bàn có sự quản lí của các đơn vị chức năng như các chợ thì tình trạng bán hàng giả sau khi bị lực lượng chức năng kiểm tra xử lý phải giảm bớt và không được tái diễn chứ không thể để kéo dài tính trạng cứ lực lượng chức năng ra quân kiểm tra xử lý thì người bán rút đi, sau đó lại bung ra buôn bán lại là không ổn”, ông Kiên nhấn mạnh./.
Trong 6 tháng đầu năm, qua kiểm tra tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống và các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện 463 vụ hàng giả, tạm giữ 67.817 đơn vị sản phẩm quần áo, mắt kính, đồng hồ đeo tai, ví túi xách... giả mạo các nhãn hiệu Nike, Chanel, Gucci, Goyard, Rolex, Omega, Prada, Hermes, Tissot |