Bộ NN&PTNT vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng,̀nhlậpTổngcụcbổnhiệmTổngcụctrưởlbd hn Chống thiên tai; trao quyết định bổ nhiệm 2 tân Tổng cục trưởng.
Chiều 16/8, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng thành lập Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
Theo các quyết định, cả hai tổng cục này trực thuộc Bộ NN&PTNT và có hiệu lực kể từ ngày 18/8.
Bộ NN&PTNT cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tỉnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi; bổ nhiệm ông Trần Quang Hoài giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, Chống thiên tai. Các quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực kể từ ngày 18/8.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Bộ NN&PTNT |
Tổng cục Thủy lợi được thành lập trên cơ sở sát nhập Cục Thủy lợi và Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai. Tổng cục Thủy lợi là tổ chức trực thuộc Bộ NN&PTNT, thực hiện các nhóm nhiệm vụ chính như: Tham mưu Bộ trưởng NN&PTNT xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, thông tin tuyên truyền về thủy lợi và nước sạch nông thôn; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch, điều tra cơ bản thủy lợi, quản lý tưới tiêu và quy trình thủy lợi, quản lý an toàn đập; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn; Quản lý cơ sở về thủy lợi và nước sạch nông thôn; Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án và hợp tác quốc tế; và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Thủy lợi có 9 đơn vị: Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế Thanh tra, Vụ Xây dựng cơ bản, Vụ Nguồn nước và Nước sạch nông thôn, Vụ An toàn đập, Văn phòng tổng cục, Cục Quản lý công trình thủy lợi có các chi cục quản lý công trình thủy lợi, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi.
Tổng cục Phòng, chống thiên tai là tổ chức trực thuộc Bộ NN&PTNT, thực hiện các nhóm nhiệm vụ chính như: Tham mưu Bộ trưởng NN&PTNT xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; Quy hoạch, kế hoạch tiêu chuẩn, quy chuẩn quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; Thông tin truyền thông về phòng, chống thiên tai và đê điều; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai gồm công tác phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai; Tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, công tác ứng phó với thiên tai, công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tuyên truyền về phòng, chống thiên tai; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đê điều; Quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống thiên tai, đê điều; Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án và hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai và đê điều; giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai, văn phòng thường trực TƯ về phòng, chống thiên tai; và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Phòng, chống thiên tai có 9 đơn vị bao gồm: Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế Thanh tra, Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Vụ Quản lý đê điều, Văn phòng tổng cục, Cục Ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai có hai chi cục là Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Trung và Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Nam, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai.
Ảnh: Bộ NN&PTNT |
Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai đặt tại Tổng cục Phòng, chống thiên tai, với các nhiệm vụ: Điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước, đồng thời hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai; Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai; chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc; Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định; Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai.
Điều động, bổ nhiệm nhân sự: Quân khu 2, Tổng cục Đường bộ
Tỉnh ủy Bình Dương, Tổng cục Đường bộ, Quân khu 2 vừa triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ.