Nghị định 15/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,ợidụngmạngxhộiđăngtinthấtthiệtsẽbịphạtnặtỉ số của mỹ viễn thông, tần số vô tuyến điện... chính thức có hiệu lực. Với nhiều quy định chặt chẽ, cụ thể hơn các nghị định trước đó, Nghị định 15 được kỳ vọng sẽ giúp môi trường mạng trở nên trong lành hơn.
Cơ quan chức năng tỉnh công bố quyết định xử phạt một trường hợp đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội vào tháng 2-2020.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh, từ khi khởi phát dịch Covid-19 đến nay, cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện nhiều trường hợp tài khoản zalo, facebook có hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về tình hình dịch trên địa bàn tỉnh. Từ đó, lực lượng chức năng tổ chức xác minh, củng cố hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Cụ thể, có 2 chủ tài khoản facebook bị phạt tiền mỗi người 7,5 triệu đồng và 10 triệu đồng. Ngoài ra, qua kiểm tra, theo dõi, một số trường hợp đã bị nhắc nhở, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm.
Theo ông Đặng Hiếu Trung, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, trước đây, Nghị định 174/2013 áp dụng xử phạt các trường hợp trên chỉ có 114 điều liên quan đến việc xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, Nghị định 15/2020 vừa được ban hành với 124 điều, quy định khá chi tiết từng hành vi, có những hành vi mới được đưa vào như “cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân”.
“Ngoài ra, các hành vi như đăng tin giả trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, tiết lộ đời tư cá nhân người khác khi chưa được phép… trước đây chưa được quy định cụ thể tại Nghị định 173/2013 thì nay sẽ có mức xử phạt cụ thể hoặc nặng hơn tại Nghị định 15/2020”, ông Trung nhấn mạnh.
Theo luật gia Nguyễn Văn Bé, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, Nghị định 15/2020 đã quy định rõ quy định mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Còn với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, xuất bản… mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành… cũng sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng.
Cũng theo luật gia Nguyễn Văn Bé, mức phạt trên còn áp dụng cho các hành vi dùng mạng xã hội để quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia. Ngoài phạt tiền, nghị định còn quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
“Riêng hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt đến 30 triệu đồng”, ông Bé nhấn mạnh.
Việc đưa thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, Nghị định 15/2020 ra đời trong thời điểm hiện nay là cần thiết, giúp đưa các hoạt động trên không gian mạng đi vào nề nếp, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, tạo thói quen cho người dùng có trách nhiệm với phát ngôn cũng như việc đưa thông tin của mình.
Đây sẽ là giải pháp mạnh trong việc phòng, chống thông tin giả, sai lệch trên mạng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và người dân nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Một số quy định cụ thể tại Nghị định 15 Điều 3: Hình thức xử phạt chính gồm cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 1-24 tháng đối với giấy phép: bưu chính, giấy phép viễn thông, giấy phép thiết lập mạng viễn thông, giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, giấy phép thiết lập mạng xã hội… Hình thức xử phạt bổ sung còn có thể là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; trục xuất. Điều 115: Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả… K.L |
Bài, ảnh: Đ.BẢO