当前位置:首页 > Thể thao > 【hagl vs binh dinh】VCCI: Chính sách hỗ trợ về tài chính đã thể hiện tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp 正文

【hagl vs binh dinh】VCCI: Chính sách hỗ trợ về tài chính đã thể hiện tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-25 15:09:27
Dự kiến gia hạn thời hạn nộp thuế đối với 3 loại thuế và tiền thuê đất,ínhsáchhỗtrợvềtàichínhđãthểhiệntinhthầnđồnghànhcùngdoanhnghiệhagl vs binh dinh thuê mặt nước
Bộ Tài chính ứng dụng CNTT hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chiến lược tài chính đến năm 2030: Quản lý thu chi ngân sách hiệu quả, giảm nợ công

Theo báo cáo, dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tính chung năm 2021, tình hình đăng ký doanh nghiệp đều sụt giảm về số doanh nghiệp, số vốn và số lao động. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể đều tăng. Bình quân mỗi tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Với mức độ nghiêm trọng như vậy, các cơ quan quản lý đã rất kịp thời có những chính sách hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng chịu ảnh hưởng.

Chính sách hỗ trợ tài chính mới sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19. 	Ảnh: Ngọc Hiển
Chính sách hỗ trợ tài chính sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Ảnh: Ngọc Hiển

Cụ thể, trong năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC giảm 30 loại phí, lệ phí đến hết ngày 31/12/2021 với các mức giảm 50%, 30%, 20%, 10% so với mức phí hiện hành. Đây là chính sách tiếp nối chính sách giảm phí, lệ phí trong khoảng 6 tháng một lần. Bắt đầu từ năm 2020 đã có 03 đợt giảm phí, lệ phí.

Theo VCCI, các chính sách này đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thường xuyên liên quan các thủ tục có các loại phí, lệ phí được giảm.

Cùng với đó, ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Ngày 27/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế tại Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15.

Báo cáo của VCCI nhận định, chính sách miễn, giảm thuế trên đã hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh - những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại nặng nề trong đợt dịch Covid-19. Chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cũng hướng đến các hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, các chính sách đã nhìn trúng và đúng các đối tượng cần hỗ trợ và là “liều thuốc trợ lực” kịp thời giúp doanh nghiệp và người dân bước đầu trụ vững trước những khó khăn do đại dịch.

Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên các tác nhân gây ra tình trạng khó khăn cho các chủ thể kinh doanh vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, doanh nghiệp cần những gói hỗ trợ kinh tế dài hơi hơn, trong khi chính sách giảm thuế, miễn một số loại thuế lại chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh của VCCI cũng chỉ ra một số loại phí có tính chất tương tự nhau nhưng mức giảm lại không giống nhau.

Chẳng hạn, cùng là hoạt động thẩm định cấp giấy phép kinh doanh nhưng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giảm 30%, lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng giảm 50%; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn, sản xuất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản giảm 10%; cùng là cấp chứng chỉ hành nghề nhưng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân giảm 50%; phí thẩm định cấp chứng chỉ trong hoạt động hàng không dân dụng giảm 10%…

Theo VCCI, chính sách giảm phí, lệ phí là chính sách hỗ trợ quan trọng của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Thể hiện tinh thần đồng hành của Nhà nước cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nên cần chính sách có tác động hiệu quả, thực chất.

Cũng liên quan đến chính sách hỗ trợ tài chính, báo cáo của VCCI đã nhắc đến chính sách miễn giảm nghĩa vụ tài chính trong một số ngành cụ thể. Với ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2021/NĐ-CP điều chỉnh giảm mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành với việc giảm 80% mức ký quỹ của tất cả các dịch vụ lữ hành trong năm 2021. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BVHTTDL rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lấy lại tiền ký quỹ.

VCCI cho rằng, chính sách này sẽ giảm gánh nặng tài chính và tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành lấy lại tiền nhanh hơn.

Với ngành vận tải hàng không - một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BGTVT điều chỉnh mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Giảm 50% mức giá cất cánh, hạ cánh tàu bay đối với chuyến bay nội địa; hạ mức tối thiểu về 0 đồng trong khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng, các quy định trên dù phần nào sẽ giảm các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng không, nhưng điều chỉnh khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không chỉ hạ mức tối thiểu về 0 đồng mà không hạ mức tối đa đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ này bởi các nhà khai thác cảng hàng không sẽ có quyền áp dụng mức giá tối đa trong khung giá đó.

Trên thực tế, theo phản ánh của doanh nghiệp hàng không thì hiện nay các nhà khai thác cảng đang áp dụng mức tối đa hoặc gần tối đa trong khung giá. Vì vậy, điều chỉnh này sẽ khó phát huy hiệu quả hỗ trợ thực tế khi các doanh nghiệp cảng không điều chỉnh giá.

标签:

责任编辑:Thể thao