Mức giảm mạnh này đã đẩy chỉ số VN-Index tụt xuống 912,ứngkhoántuầnĐáycũcótrụvữbóng đá nam hôm nay26 điểm trong khi đáy tháng 10 ghi nhận 888,69 điểm (giá đóng cửa) và đáy tháng 11 ở 897,15 điểm. Như vậy so với đáy lịch sử của năm 2018, VN-Index chỉ còn gần 24 điểm và so với đáy cao hơn trong tháng 11, chỉ số còn cách hơn 15 điểm.
Chỉ số VN30Index tệ hơn nhiều, tuần qua sụt giảm 5% xuống mức 873,09 điểm. Chỉ số này thậm chí còn rơi xuống ngay sát đáy cũ tháng 10, tháng 11 và cả đáy tháng 7.
Tính từ đỉnh cao nhất đầu tháng 12 này, VN-Index đã sụt giảm 5,1% trong 7 phiên giảm liên tục, VN30Index giảm 6,01%. Như vậy có thể xác định thị trường đang bị kéo xuống do mức sụt giảm mạnh hơn từ nhóm cổ phiếu blue-chips, chưa kể biến động của VHM, TCB, những cổ phiếu rất lớn nhưng không nằm trong nhóm VN30.
Điểm tích cực từ diễn biến nói trên, là chỉ số VN30Index giảm mạnh hơn và nhanh hơn nên đã chạm đáy trước chỉ số VN-Index. Do Vn30 tập hợp hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nên nếu chỉ số này trụ được tại đáy cũ thì cũng có cơ sở để kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ dừng giảm dù đáy vẫn còn khoảng cách từ 15-24 điểm.
Biến số lớn nhất chính là cổ phiếu VHM, cổ phiếu đang có vốn hóa lớn thứ hai thị trường sau VIC và lớn hơn cả VNM. Nếu VHM tiếp tục sụt giảm, VN-Index sẽ chịu ảnh hưởng và tiếp tục giảm. Điều may mắn là cổ phiếu này sẽ không kéo VN30Index xuống thêm. Đa số cổ phiếu trong rổ VN30 có diễn biến tương đồng với chỉ số VN30Index và cũng đang xấp xỉ vùng đáy cũ.
Nói cách khác, trong trường hợp xấu, VHM tiếp tục sụt giảm giá (mức giảm hiện tại chưa bằng 50% mức tăng từ cuối tháng 10 tới đầu tháng 12) thì VN-Index sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách với đáy hoặc sẽ giảm tốc do VN30 cũng giảm chậm lại hoặc tăng nhờ các cổ phiếu thành phần không xấu thêm.
Về mặt kỹ thuật thị trường qua lăng kính chỉ số VN-Index đã có 2 lần thử thách vùng đáy quanh 888-893 điểm (theo mức đóng cửa) nên đây là vùng hỗ trợ cứng. Nhà đầu tư thường quan sát mức hỗ trợ trong quá khứ để dự đoán thị trường. Do vậy một vùng hỗ trợ thường có tác dụng hỗ trợ tâm lý tốt và biểu hiện là giảm nhu cầu bán ra. Nói cho cùng, nếu nhà đầu tư mua ở vùng giá cao hơn thì lúc này cũng đã lỗ khá nhiều. Tâm lý thường thấy là mức lỗ càng lớn nhu cầu bán ra càng giảm đi vì nhà đầu tư rất sợ phải hiện thực hóa khoản thua lỗ.
Một yếu tố hỗ trợ khá cảm tính nữa là chỉ còn 6 phiên giao dịch nữa là kết thúc năm đầu từ 2018. Thị trường vẫn đang trông đợi hành động “cứu giá” từ phía các nhà đầu tư tổ chức. Trong quá khứ, hai tuần cuối năm thường có những biến động tăng giá tốt và nguyên nhân được cho là nhu cầu làm đẹp kết quả kinh doanh cả năm của các nhà đầu tư lớn. Năm nay điều đó có xảy ra hay không vẫn còn bỏ ngỏ, vì những biến động trong bối cảnh khác hẳn mọi năm.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 21/12 | Giá đóng cửa ngày 14/12 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 21/12 | Giá đóng cửa ngày 14/12 | Mức tăng (%) |
DTT | 7.27 | 8.95 | -18.77 | SJS | 18.1 | 15.4 | 17.53 |
SJF | 9.2 | 11.2 | -17.86 | HPX | 25.6 | 22.81 | 12.21 |
VNE | 3.7 | 4.39 | -15.72 | LBM | 33 | 29.5 | 11.86 |
APG | 7.44 | 8.65 | -13.99 | NTL | 18.1 | 16.4 | 10.37 |
RIC | 6.01 | 6.93 | -13.28 | PHR | 32.95 | 29.9 | 10.2 |
KMR | 3.06 | 3.51 | -12.82 | PNC | 16 | 14.6 | 9.59 |
SII | 14.8 | 16.75 | -11.64 | L10 | 30 | 27.6 | 8.7 |
VHC | 89.9 | 101 | -10.99 | AGF | 5.1 | 4.7 | 8.51 |
HPG | 29.95 | 33.5 | -10.6 | SPM | 13 | 12.1 | 7.44 |
HCM | 49.6 | 55.4 | -10.47 | ROS | 39 | 36.4 | 7.14 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 21/12 | Giá đóng cửa ngày 14/12 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 21/12 | Giá đóng cửa ngày 14/12 | Mức tăng (%) |
NHP | 0.6 | 0.8 | -25 | CVN | 16.2 | 10.5 | 54.29 |
KSK | 0.3 | 0.4 | -25 | TTL | 8.9 | 6.4 | 39.06 |
L62 | 6.6 | 8.1 | -18.52 | DPC | 27.1 | 21.4 | 26.64 |
KTS | 14.3 | 17.5 | -18.29 | HHC | 80 | 64.3 | 24.42 |
ARM | 43.5 | 52.5 | -17.14 | VCG | 26 | 21.4 | 21.5 |
PVV | 0.5 | 0.6 | -16.67 | DZM | 2.6 | 2.2 | 18.18 |
NVB | 8.4 | 10 | -16 | DIH | 20.2 | 17.4 | 16.09 |
HBS | 2.2 | 2.6 | -15.38 | CMS | 6 | 5.3 | 13.21 |
MST | 4.8 | 5.6 | -14.29 | BTS | 5.3 | 4.7 | 12.77 |
MPT | 4.9 | 5.7 | -14.04 | CTB | 30.1 | 26.73 | 12.62 |
Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng đã không có được diễn biến tăng vào cuối năm như thông lệ. Đến cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ còn giảm trên dưới 2%. Chứng khoán thế giới đi đến hồi kết của năm 2018 với mức sụt giảm rất lớn và riêng trong tháng 12 chỉ số S&P 500 đã giảm trên 13%. Từ đầu năm 2018 chỉ số này cũng sụt giảm 9,61% trong khi VN-Index giảm 7,31%. Thị trường Việt Nam vẫn còn là mạnh hơn nhiều thị trường khác (Chứng khoán Nhật giảm 11,42%, Trung Quốc giảm 23,92%, Hồng Kông giảm 13,92%, Anh giảm 12,57%, Pháp giảm 11,64%, Đức giảm 17,68%...)
Mối liên thông lớn nhất trong bối cảnh các thị trường khác sụt giảm mạnh là dòng vốn ngoại trên thị trường Việt Nam có thể bị xáo trộn. Thực tế trong tháng 12, dòng vốn ngoại cũng bán ra không nhiều trên thị trường, khoảng hơn 400 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bán ròng trong đợt hai quỹ ETF tái cơ cấu ở hai tuần vừa qua.
Nếu VN-Index trụ vững ở vùng đáy hiện tại – vốn được thử thách 2 lần – thì có triển vọng khởi sắc tron những phiên cuối cùng của năm 2018. Thị trường chứng khoán Việt Nam khả năng vẫn sẽ phải trải qua một năm 2018 tăng trưởng âm, nhưng vẫn có thể là một trong những thị trường tốt nhất thế giới.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
10.12.2018 | 3,302.1 | 324.1 | 402.4 |
11.12.2018 | 3,074.6 | 237.8 | 312.1 |
12.12.2018 | 3,180.0 | 332.7 | 344.9 |
13.12.2018 | 3,347.7 | 386.5 | 443.7 |
14.12.2018 | 3,230.1 | 292.3 | 283.5 |
17.12.2018 | 3,498.3 | 422.8 | 393.7 |
18.12.2018 | 3,769.9 | 489.3 | 405.9 |
19.12.2018 | 3,116.6 | 320.2 | 473.6 |
20.12.2018 | 2,616.0 | 265.1 | 363.5 |
21.12.2018 | 3,508.9 | 716.1 | 1164.6 |
Trọng Nghĩa