Ảnh minh họa từ internet |
Theôngchấpnhậnđiềuchỉnhgiáthuốcvàolúcnàdortmund đấu với freiburgo ông Quang – người chịu trách nhiệm điều hành việc hạ nhiệt cho thị trường tân dược của bộ Y tế – cục Quản lý dược của bộ đang triển khai đồng loạt các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để kiểm soát giá thuốc trên toàn quốc; ưu tiên giải quyết đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, đặc biệt là thuốc hiếm. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng siết chặt việc kê khai lại giá thuốc và hạn chế tối đa, thậm chí chưa chấp nhận việc điều chỉnh tăng giá thuốc, trong thời gian này.
Công bằng mà nói, các biện pháp trên luôn được cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn đề ra mỗi khi giá thuốc trên thị trường biến động nhưng cuối cùng, giá thuốc cũng vẫn tăng, bất chấp mọi giải pháp. Trả lời thắc mắc này, ông Quang cho rằng khi giải quyết tốt vấn đề cung – cầu thì giá thuốc sẽ không tăng bất thường. Ngay trong tuần tới, sau khi trình bộ trưởng phương án đưa hàng dự trữ ra bán và sử dụng số tiền dự trữ lưu thông thuốc quốc gia để tăng cường bình ổn giá thuốc, cục Quản lý dược sẽ tiến hành triển khai ngay việc “bung hàng” để điều tiết cung – cầu. Theo ông Quang, đây là biện pháp được phép áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Cũng theo ông Quang, ba công ty nhà nước là Dược phẩm trung ương 1, 2 và 3 hiện đang có sẵn 3.500 mặt hàng thuốc có thể tung ra thị trường bất cứ lúc nào với giá bán bằng hoặc thấp hơn những loại thuốc đã và đang có xu hướng tăng giá ngoài thị trường. Bên cạnh đó, một phương án khác cũng dự kiến sẽ được thực hiện, đó là sử dụng 330 tỉ đồng tiền dự trữ lưu thông thuốc để mua vào những loại thuốc độc quyền, thuốc đặc trị với giá hiện hành và bán ra thị trường với giá thấp hơn. Hiện tại, cục Quản lý dược đã nhận được 1.600 hồ sơ của các công ty xin điều chỉnh tăng giá thuốc (phần lớn là những loại thuốc thông thường) nhưng cục không cho phép.
Về lâu dài, lãnh đạo ngành y tế đã chỉ đạo cục Quản lý dược yêu cầu các doanh nghiệp dược trong nước phải công bố giá thuốc nhập khẩu và giá bán; ngoài ra, phải tham khảo thêm giá của những mặt hàng thuốc tương tự tại các thị trường giống Việt Nam để làm cơ sở so sánh về giá. Bên cạnh đó, bộ Y tế cũng khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập nhằm góp phần giảm giá thuốc trúng thầu. Bên cạnh đó, việc ổn định và thống nhất giá cung ứng thuốc tại các bệnh viện là cơ sở quan trọng cho các địa phương tham khảo giá khi tổ chức đấu thầu (tập trung một số nhóm thuốc được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán). Ngành y tế cũng triển khai việc thực hiện quy hoạch và phát triển sản xuất thuốc trong nước nhằm giảm dần sự phụ thuộc từ nguyên liệu, thuốc chuyên khoa, thuốc độc quyền… vào nước ngoài.
Theo SGTT