| Chưa có dấu hiệu rủi ro về ổn định kinh tế so với các giai đoạn trước đây | | Tương lai nền kinh tế số Việt Nam | | Hoàn thiện thể chế và các nền tảng phát triển kinh tế số tại Việt Nam |
| Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế trong sự phát triển chuyển đổi số. |
Sáng 18/7,ừkinhtếsốDoanhnghiệpViệtNamvẫnởvịtríthứyếlich thi dau hang 2 tbn tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo: Doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển đổi số. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, đến năm 2019 số người sử dụng Internet là 4,3 tỷ người chiếm 57% dân số thế giới, 5,1 tỷ người sử dụng điện thoại di động chiếm 67% dân số thế giới, trong đó 42% dân số thế giới sử dụng mạng xã hội trên thiết bị di động. Đây chính là một xu hướng khách quan và kho dữ liệu khổng lồ tạo tiền đề cho doanh nghiệp chuyển đổi số và mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Vì thế, công nghệ cao và “số hóa” đã lan tỏa đáng kể trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo cơ hội “lớn lên” cho tất cả những ai biết “tư duy lại, thiết kế lại, và xây dựng lại”. Có thể kể đến Viettel, FPT, CMC, Vingroup, Thaco, Vinagame, TH True Milk, Hasfarm…; trong đó, có những tập đoàn khẳng định sẽ thực sự là tập đoàn số trong thời gian ngắn. Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong 3-4 năm trở lại đây, tinh thần “tiến quân” của Việt Nam vào Cách mạng công nghiệp 4.0 lên rất cao. Tuy nhiên, câu hỏi là liệu Việt Nam có lại bỏ lỡ cơ hội vàng lần này. Tuy vậy, theo các chuyên gia, cách thức triển khai công cuộc “tiến công” vào Cách mạng công nghiệp 4.0 còn ít nhiều mang tính “phong trào”. “Đánh giá tổng thể về khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn là “lượng nhiều, chất yếu”. Mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp đăng ký theo luật hoạt động vào năm 2020 có thể đạt, hay không đạt, điều đó không quá quan trọng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao doanh nghiệp Việt Nam thực sự lớn lên được và trở thành động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước”, PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh. Hơn nữa, vị chuyên gia này nhận định, doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở vị trí thứ yếu trong “ăn chia” chiếc bánh doanh thu kinh tế số. Hơn thế nữa, doanh nghiệp Việt chủ yếu ở vị trí mới nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Do đó, GS. Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, cũng cho rằng, chuyển đối số là sống còn, do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi về cả nhận thức và tư duy, mỗi tổ chức đều phải nghĩ lại cách mình đang làm cần thay đổi như thế nào về dữ liệu cũng như công nghệ tương ứng. Bên cạnh đó, từ nhận thức, mỗi doanh nghiệp phải xác định lộ trình để chuyển đổi; xây dựng năng lực số bằng hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, văn hóa... Ngoài ra, TS. Nguyễn Mạnh Hải, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, để kinh tế số, kinh tế chia sẻ được tận dụng hiệu quả ở Việt Nam, quản lý nhà nước cần có cơ chế, chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ bao gồm cảnh báo sớm cho người cung cấp dịch vụ. Các bộ, ngành tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và dữ liệu với nhau trong điều hành quản lý nhà nước; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các bộ, ngành với chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề. |