【kqbd uefa】Indonesia đặt mục tiêu trở thành thành viên OECD trong 2

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:20:05 评论数:
Người dân Indonesia trên đường phố. Ảnh: TXH/TTXVN 

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại hơn khi trở thành thành viên OECD.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi OECD – tổ chức có 38 quốc gia thành viên, quyết định mở cuộc thảo luận vào tuần trước về việc gia nhập của Indonesia sau khi nước này nộp đơn xin gia nhập vào tháng 7 năm ngoái.

Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết nước này rất lạc quan về việc được chấp thuận là thành viên của OECD vì Indonesia đã tuân thủ các tiêu chuẩn của tổ chức, bao gồm cả một nền kinh tế công bằng và chống tham nhũng. Từ đó, ông hy vọng quá trình trở thành thành viên OECD của Indonesia có thể hoàn tất trong vòng 2-3 năm.

Theo OECD, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng ký làm thành viên của tổ chức.

Được biết, Indonesia đặt mục tiêu đạt được danh hiệu “nước phát triển” vào dịp kỷ niệm 100 năm độc lập vào năm 2045. Theo đó, việc nhập OECD và thực hiện cải cách thể chế để đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý cao của tổ chức là một cách để đạt được mục tiêu này.

Ngoài ra, Indonesia đang nỗ lực cải thiện danh tiếng và sự ổn định kinh tế trong nước để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bộ Tài chính Indonesia cho rằng việc trở thành thành viên OECD sẽ “tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp định thương mại và hợp tác, nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm quốc gia”, đồng thời, động thái này cũng sẽ giúp nâng cao vị thế của Indonesia.

Kể từ khi thành lập vào năm 1961, OECD đã mở rộng các quốc gia thành viên, nhưng 38 thành viên hiện tại hầu hết đến từ phương Tây, chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc đại diện cho châu Á. Do đó, với nhiệm vụ định hình các chính sách kinh tế, tổ chức này hiện đang phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì ảnh hưởng của mình. Việc có một quốc gia mới nổi đông dân với sự hiện diện quốc tế ngày càng tăng sẽ giúp ích cho sự mở rộng của OECD trên toàn cầu.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết Indonesia là quốc gia xin gia nhập đầu tiên đến từ Đông Nam Á - "một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất trên thế giới”.

Indonesia hiện sẽ hợp tác với OECD để hoàn thành các văn kiện cần thiết, trong đó nêu rõ các điều khoản, điều kiện và quy trình gia nhập và sẽ đệ trình các tài liệu này này tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD vào tháng 5 tới.

Quá trình xem xét đơn xin gia nhập của Indonesia sẽ bao gồm các cuộc “đánh giá nghiêm ngặt và chuyên sâu” của hơn 20 ủy ban kỹ thuật về sự phù hợp của Indonesia với các tiêu chuẩn, chính sách và thực tiễn tốt nhất của OECD. Các đánh giá sẽ tập trung vào các vấn đề ưu tiên, bao gồm thương mại và đầu tư mở, tiến bộ về quản trị công, các nỗ lực liêm chính và chống tham nhũng, cũng như bảo vệ môi trường và hành động hiệu quả để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

OECD cho biết không có thời hạn hoàn thành quy trình gia nhập vì kết quả phụ thuộc vào khả năng của quốc gia đó trong việc thích ứng với các tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất của OECD.

Một nhà quan sát cho rằng việc Indonesia gia nhập OECD có khả năng làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu, đồng thời có thể thúc đẩy các nước ASEAN khác, như Malaysia và Thái Lan, trở thành thành viên của tổ chức.

最近更新