Tăng khả năng cạnh tranh khi kim ngạch xuất khẩu đến từ doanh nghiệp trong nước | |
Doanh nghiệp khuyến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư,ệpvẫnđặtnhiềukỳvọngvàocảithiệnmôitrườkqbd pháp hôm nay kinh doanh | |
Cấp bách tái định vị để doanh nghiệp thích ứng trước những biến động mới |
Đối thoại: “Trợ lực để doanh nghiệp Việt vượt khó”. |
Bà Bùi Thị Phương Chi, Giám đốc Kênh truyền hình Kinh tế Tài chính VITV phát biểu tại chương trình Đối thoại với chủ đề: “Trợ lực để doanh nghiệp Việt vượt khó” do VITV tổ chức sáng 28/3 nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp cần hình dung ra bức tranh chung của kinh tế thế giới và trong nước để chuẩn bị tâm thế vượt khó và tăng trưởng, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất kiến nghị để nhận được sự đồng hành từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Về triển vọng của các doanh nghiệp, theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc, lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn thuế, PwC Việt Nam, với tình hình hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp không còn nói nhiều về kế hoạch dài hạn hay trung hạn mà chỉ tập trung vào ngắn hạn. Điều này có thể ảnh hưởng về mặt lâu dài, nhất là khi nhiều doanh nghiệp đã phải lùi lại kế hoạch tăng trưởng và mở rộng.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào các điểm sáng, nhất là về cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính.
Phân tích cụ thể về những thay đổi của hoạt động kiểm tra chuyên ngành, ông Nguyễn Thế Việt, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan cho hay, báo cáo về môi trường kinh doanh năm 2019 đã chỉ ra thời gian tiến hành thủ tục kiểm tra chuyên ngành chiếm tỷ trọng 70% thời gian thông quan lô hàng. Nhận diện được thủ tục kiểm tra chuyên ngành là “nút thắt” đối với thương mại, Chính phủ đã có những chỉ đạo và cơ quan Hải quan với vai trò là cơ quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã đứng ra tiếp nhận phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó nhận diện và giải quyết những vướng mắc về thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Ông Nguyễn Thế Việt, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan phát biểu tại tọa đàm. |
Theo đại diện Tổng cục Hải quan, nhiều vấn đề vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành đã được chỉ ra như danh mục hàng hóa còn quá nhiều nên cơ quan Hải quan đã tham mưu cho Chính phủ về danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và khi kiểm tra hàng hóa cần kèm theo mã HS để thống nhất. Ngoài ra, những quy định tại các văn bản pháp lý khi triển khai chưa phù hợp, thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành tuy đã được thực hiện trên hệ thống điện tử nhưng chưa toàn diện nên còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan…
Với những vướng mắc này, ông Nguyễn Thế Việt cho biết, với trách nhiệm là cơ quan thường trực trong Ủy ban về tạo thuận lợi thương mại và Cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát các văn bản pháp lý và thủ tục hành chính, công tác này giúp triển khai công tác kiểm tra chuyên ngành một cách đồng bộ, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giảm chồng chéo.
Cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cải cách môi trường kinh doanh và thủ tục hành chính nói chung, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, cải cách môi trường kinh doanh chính là tạo ra bước ngoặt của sự thay đổi. Chẳng hạn, trước đây, doanh nghiệp rất hay gặp phải tình trạng thanh tra, kiểm tra thì nay đã có sự đồng hành, cảm thông, chia sẻ của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, tiến trình cải cách thể chế đang chậm lại khá nhiều và nếu dừng thì sẽ rất khó khăn để khởi động lại.
Ngoài ra, các chuyên gia và doanh nghiệp cũng kỳ vọng vào những hỗ trợ từ chính sách tài khóa và tiền tệ.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, những hỗ trợ về thuế, phí đã giúp doanh nghiệp ngay lập tức có nguồn lực để phục hồi. Hơn nữa, hỗ trợ về thuế, phí cũng rất công bằng và hiệu quả với những doanh nghiệp thực sự làm ăn kinh doanh bài bản, minh bạch tài chính. Do đó, vị này cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo tính khả thi, giảm bớt các điều kiện để giúp doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hiệu quả.
Cùng với sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng được khuyến nghị là nên tận dụng hết các dư địa về phát triển kinh tế, với nhiều cơ hội mới đang được mở ra nếu biết tận dụng hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều, nhất là khi Việt Nam hiện đã và đang ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời với đó là những tiềm năng tăng trưởng xanh, logistics… Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội từ xu hướng chuyển dịch đầu tư tăng trưởng xanh, nhiều nhà đầu tư châu Âu nhìn nhận Việt Nam là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất.