Ổ điện Trung Quốc được cảnh báo ở các nước Châu Âu vì có khả năng gây cháy nổQuốc tế thu hồi ổ điện Trung QuốcMới đây,ảnhbáocháynổtừổđiệnTrungQuốckémchấtlượkqbd necaxa trong danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên minh châu Âu, giới chức Hungari. Quyết định thu hồi sản phẩm ổ cắm điện do Trung Quốc sản xuất, mã vạch là 5901436773528, số model là ZLA0130A. Lý do thu hồi là do sản phẩm trên đã không tuân thủ các quy định REACH vì nhà sản xuất thiết kế không đảm bảo người tiêu dùng có thể không bị giật điện. Tất cả sản phẩm bị thu hồi thuộc damh mục đồ điện 78000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Sản phẩm do Trung Quốc sản xuất có thông số kỹ thuật 10A - 250 V, công suất tối đa là 2.200 W. Nhà sản xuất Trung Quốc đã không tuân thủ các yêu cầu chỉ thị điện áp thấp và tiêu chuẩn châu Âu EN 60950. Phần nhựa giữ chân cắm của ổ điện không đảm bảo chất lượng, không đủ khả năng chịu nhiệt. Ngoài ra, điểm hàn tại các điểm tiếp xúc với nguồn điện không đúng với ví trị cố định, có thể dẫn đến dò điện. Người tiêu dùng có thể vô tình bị giật khi chạm vào loại ổ điện này. Gần đây nhất, Tây Ban Nha cũng tiến hành thu hồi ổ cắm điện đa nguồn của Trung Quốc vì kém chất lượng. Sản phẩm không có tên và mã vạch. Sản phẩm không tuân thủ chỉ thị điện áp thấp và tiêu chuẩn châu Âu EN 20315. Nhà sản xuất Trung Quốc chỉ đề cập tên nhãn hiệu AOBOER và số model là GBK10. Chúng thuộc danh mục đồ điện 78000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Các chuyên gia khẳng định, phần nhựa của ổ cắm điện đa nguồn không thể chịu nhiệt lượng lớn và có thể tạo thành các bộ phận hở. Người tiêu dùng có thể vô tình chạm vào dẫn đến giật điện, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Sử dụng thiết bị điện kém chất lượng rất dễ gây ra chập cháyThận trọng với hàng kém chất lượng trong nước Trên thị trường Việt Nam, sạc điện thoại và ổ, phích điện có xuất xứ Trung Quốc được bán rất phổ biến, tuy nhiên không ít trong số đó được cho là kém chất lượng. Nhiều người tiêu dùng khi mua và sử dụng ổ diện đã gặp phải những sự số như chập cháy. Chị Vũ Thị Ngọc Hà ( Đội Cấn, Ba Đình, HN) cho biết, gia đình chị vừa mua một ổ cắm điện Trung Quốc với hình dáng và mẫu mã đẹp mắt, tại một cửa hàng đồ điện điện máy trên đường Kiến Hưng với giá 85.000đ. Tuy nhiên sau khi gia đình ăn lẩu, ổ điện đã phát nổ và cháy do dòng điện quá tải. "Sau khi cắm điện được 30 phút bỗng dưng phàn ổ điện kêu tách tách và bốc khói, đầu ổ chắm chảy nhựa và rời khỏi phích điện. Rất may gia đình xử lý kịp thời nên không ảnh hưởng gì nghiêm trọng", chị Hà cho biết. Sở dĩ có việc “chân đi đằng chân, đầu đi đằng đầu” giữa ổ và phích cắm theo lý giải của nhân viên kỹ thuật điện máy PiCo là do các nhà sản xuất mỗi nơi tự qui định mỗi kiểu, không theo chuẩn TVCN 6190-1999. Đơn cử như chỉ tiêu khoảng cách giữa hai tâm lỗ cắm tròn của ổ cắm cố định và ổ cắm di động hiện nay là 18,8-19,2mm, nhưng trên thực tế đa số đều chỉ ở mức 11,6-13,22mm, ngắn hơn ít nhất gần 6mm. "Hậu quả của sự lệch cỡ này dẫn đến thiệt hại không ít cho người tiêu dùng: nguồn điện sẽ chập chờn, tuổi thọ của các loại máy móc sử dụng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, tivi... giảm sút, dễ bị hư hỏng", nhân viên này cho biết. Theo ông Lương Văn Phan, nguyên Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trong các trường hợp ổ điện kém chất lượng thì thường là do bộ phận tiếp xúc của ổ cắm thay vì làm bằng đồng tốt, cho độ đàn hồi cao thì nhà sản xuất thường chọn loại đồng tạp tái sinh không có khả năng đàn hồi, nên khả năng tiếp xúc lẫn lực bám cho phích cắm đều kém. Hoặc có một cách ăn gian khá phổ biến là giảm bớt tiết diện dây dẫn, sử dụng các loại nhựa chất lượng kém khi làm ổ hoặc phích cắm.
>> Nguy cơ ung thư vì sữa nhiễm phóng xạ Xe sang BMW X1 LWB chính thức lộ diện |