设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【bảng xếp hạng giải trung quốc】Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia từ doanh nghiệp 正文

【bảng xếp hạng giải trung quốc】Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia từ doanh nghiệp

来源:Empire777 编辑:World Cup 时间:2025-01-24 23:26:00

nang cao nang luc canh tranh quoc gia tu doanh nghiep

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Dịu

Đây là những ý kiến đánh giá của các đại biểu,ângcaonănglựccạnhtranhquốcgiatừdoanhnghiệbảng xếp hạng giải trung quốc chuyên gia và DN tham dự Hội thảo quốc tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp” do Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối DN Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 26-3.

Cải thiện chưa sâu

Những năm qua, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển DN đã được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa có những cải thiện đột phá. Theo Báo cáo Kinh doanh 2016 của WB, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa có nhiều cải thiện, mức độ thuận lợi đối với kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 90/189 nền kinh tế, chỉ đạt mức điểm trên trung bình (62,1/100). So với mức trung bình của các ASEAN-6 cũng như 10 nền kinh tế thuận lợi nhất cho kinh doanh trên thế giới, hầu hết các chỉ số của Việt Nam đều thấp hơn đáng kể.

Còn theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), 5 nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam gồm: tiếp cận tài chính, chính sách không ổn định, lao động qua đào tạo không đủ, kỷ luật lao động kém.

Theo bà Phạm Thị Hồng Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, nguyên nhân do chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh có ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế. Chưa tập trung và huy động được nguồn lực và cơ chế, chính sách chưa phù hợp để hiện thực hóa việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nhất là về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển các loại hình DN, nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo, tăng cường quản trị hiện đại và chuyên nghiệp....

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh cho rằng, hiện cơ chế chính sách để DN nâng cao năng lực đã có, đã đúng và trúng nguyện vọng của DN, nhưng với những DN sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt là DN làng nghề, hộ sản xuất gia đình thì vần cần thấm xuống cả hệ thống chính quyền, phải có sự hướng dẫn cụ thể, bởi những DN này chỉ quen làm, không quen viết dự án và tìm Nghị định hỗ trợ của Nhà nước, hơn nữa, họ vẫn đang thiếu thông tin, thậm chí có thông tin nhưng cách để áp dụng như thế nào vẫn còn rất khó khăn.

Cũng nhận xét về các chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, để đánh giá năng lực cạnh tranh có nhiều tiêu chí, nhưng có 3 nhóm chính. Một là đánh giá liên quan đến quản trị Nhà nước và kết cấu hạ tầng. Hai là hiệu quả hoạt động của thị trường, đặc biệt là các thị trường nhân tố sản xuất như: lao đồng, vốn, đất đai, công nghệ… Ba là năng lực quản trị và khả năng đổi mới sáng tạo của quốc gia và DN.

“Cả 3 bộ chỉ số, tiêu chí này thì Việt Nam còn vướng rất nhiều nên việc tạo dựng năng lực cạnh tranh tốt là vấn đề không đơn giản”, TS. Thành nói.

Cần giải pháp mới

Từ những hạn chế này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiến nghị, Chính phủ một mặt cần cố gắng tạo môi trường bình đẳng, một mặt cần hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Chủ động hơn trong việc hỗ trợ những DN có tiềm năng trở thành DN tư nhân mạnh, trở thành đối tác của các tập đoàn lớn thế giới, trở thành thương hiệu quốc gia. Các DN này sẽ đứng trên vai Nhà nước để phát triển.

Do đó, theo ông Lộc, Chính phủ cần phát huy 4 nguồn lực là: cải cách hành chính, áp dụng Chính phủ điện tử, thành lập trung tâm hành chính công và thúc đẩy xúc tiến đầu tư.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị nghiên cứu xây dựng kho ngoại quan ở các khu vực xuất khẩu trọng điểm, DN nhỏ và vừa đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN tiêu thụ sản phẩm.

Đồng tình với các ý kiến trên, TS. Võ Trí Thành cho rằng, trong thời gian tới, Việt Nam cần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giảm gánh nặng chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, Nhà nước cần rà soát, làm tương thích hệ thống pháp lý của Việt Nam với cam kết quốc tế, đặc biệt là phù hợp với các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hơn nữa, Nhà nước cần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, không chỉ là thành lập DN mới mà còn đi tìm phương thức kinh doanh mới, phù hợp với hoàn cảnh hội nhập hiện nay.

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần dựa trên 4 yếu tố: nỗ lực của Nhà nước, áp lực của hội nhập quốc tế, động lực của DN, hiệp hội DN và cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế.

“Chúng ta phải nhận thức đầy đủ về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hy vọng tạo ra làn sóng đầu tư mới”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nói.

热门文章

1.3027s , 7570.625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bảng xếp hạng giải trung quốc】Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia từ doanh nghiệp,Empire777  

sitemap

Top