Sinh viên Thủ đô tuyên truyền phòng,ửphạtviphạmvềhútthuốcláchưađượctriểnkhaiđồngbộket qua bong da h2 duc chống tác hại thuốc lá. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+) Bên cạnh đó, các sản phẩm thuốc lá điếu, các sản phẩm như shisha, thuốc lá điện tử đang được các nhà sản xuất quảng cáo bằng nhiều hình thức để thu hút và duy trì hành vi hút thuốc trong giới trẻ, vì vậy công tác phòng chống tác hại của thuốc lá vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn đã nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2016 do Bộ Y tế tổ chức sáng 11/5, tại Hà Nội. Theo báo cáo của Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc cao trên thế giới. Hiện nay, tình hình vi phạm quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá vẫn còn phổ biến. Năm 2015, đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống tác hại của thuốc lá đã xử phạt 15 đơn vị vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá với tổng số tiền phạt là 91 triệu đồng. Đến nay, đã có 62 tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá. Nhiều cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Luật như đưa nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị... Mô hình thành phố du lịch không khói thuốc đang được triển khai tại các tỉnh, thành phố hưởng ứng như Huế, Nha Trang, Hải Phòng, Hạ Long, Hội An... Thời gian qua, công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được triển khai tại 6 bệnh viện đại diện cho 3 vùng, miền trên cả nước, trong đó bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện và tổ chức tập huấn cai nghiện thuốc lá cho cán bộ y tế của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2015, hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá cũng đạt được các kết quả đáng ghi nhận, với hơn 10.000 cuộc gọi tới tổng đài từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015. Thứ trưởng Tuấn cho hay, theo kết quả Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành do Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ, Tổ chức Y tế thế giới, Tổng Cục thống kê và trường Đại học Y Hà nội thực hiện năm 2015 cho thấy kết quả đáng mừng trong việc giảm tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại Việt Nam. Chẳng hạn như, so với năm 2010, tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà giảm từ 73% xuống 59%; hút thuốc thụ động tại nơi làm việc giảm từ 55% xuống 42%, hút thuốc thụ động tại trường học giảm từ 22% xuống 16%; hút thuốc thụ động trên các phương tiện giao thông công cộng giảm từ 34% xuống 19%. Hội nghị được tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Việt Nam hướng về Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5. Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế kêu gọi các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố có những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá như tuyên truyền các quy định của Luật, thành lập các đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá... Theo Vietnam+ |