Thoát nghèo nhờ nước sạch
Chị Trần Thị Loan ở ấp Sóc Rul,ốnnướcsạchvagravevệsinhmocircitrườngThuacutecđẩytăngtrưởnhận định bóng wap xã An Phú cho biết, cách đây 1 năm, khi chưa có nước sạch, việc nấu rượu kết hợp chăn nuôi heo của gia đình không thuận lợi. Nguồn nước không đảm bảo nên rượu hay bị khê, khét, bị khách chê không ngon. Heo nuôi thì thường bị các bệnh ngoài da, tiêu hóa, chậm lớn. Mọi thứ thay đổi từ khi chị được vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn NS&VSMT. Từ số vốn này, gia đình đầu tư thêm 10 triệu đồng nữa để xây dựng hoàn thiện hệ thống nước sạch và nhà vệ sinh. Trước có điện, sau có nước sạch, thuận lợi cho chị phát triển sản xuất, thu nhập vì thế cũng tăng, giúp chị có điều kiện lo cho đứa con lớn chuẩn bị vào đại học. 10 năm làm Trưởng ấp Sóc Rul, cũng ngần ấy thời gian theo dõi, kiểm tra nguồn vốn vay NS&VSMT nên bà Đỗ Thị Chàn nắm rất rõ hiệu quả nguồn vốn này mang lại. Bà Chàn khẳng định: 162 hộ dân trong ấp đều được vay vốn để xây dựng công trình vệ sinh, giếng nước sạch. Từ khi có nước sạch, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rất nhiều, nhất là trẻ em đã có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, VSMT, quan trọng là có nguồn nước sạch để phục vụ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, người dân rất phấn khởi. Nước sạch đã giúp nhiều hộ dân ở huyện Phú Riềng cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập từ trồng nấm bào ngư Một năm trước, nguồn nước sinh hoạt của gia đình chị Thị Len nói riêng và nhiều bà con dân tộc S’tiêng ở xã Long Bình, huyện Phú Riềng phụ thuộc vào con suối trong rẫy điều, mùa mưa thì đục ngầu bùn đất, mùa khô lại cạn kiệt, mất vệ sinh. Sau khi được vay 20 triệu đồng, gia đình chị Len đầu tư thêm 10 triệu nữa khoan giếng nước, gắn thêm hệ thống bồn chứa, bơm phun sương để trồng nấm bào ngư. Từ đó, cuộc sống gia đình chị thay đổi hẳn, có điều kiện để trả lãi, hoàn vốn cho ngân hàng. Nhiều hộ trong ấp thấy mô hình trồng nấm sạch của chị cho thu nhập khá nên đã học hỏi làm theo, kết quả bước đầu rất triển vọng. Ngoài các chính sách, dự án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Phú Riềng còn có 4 chính sách hỗ trợ 100% vốn không phải đối ứng là: xây sửa nhà ở (11 hộ thụ hưởng), nước sinh hoạt (5 hộ được hỗ trợ giếng đào, 14 hộ được hỗ trợ giếng khoan), hỗ trợ kéo điện lưới (6 hộ) và vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (11 hộ) với kinh phí 2,4 tỷ đồng. Kết quả đợt 1 năm 2022, huyện Phú Riềng xét công nhận có 25 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
| Ông Bùi Văn Hiếu, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Riềng |
Tăng vốn, đẩy tiến độ Gần 10 năm thực hiện chiến lược quốc gia về cấp NS&VSMT nông thôn, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hớn Quản đã cho hơn 5.000 hộ vay vốn, với tổng gần 100 tỷ đồng, xây dựng hàng ngàn nhà vệ sinh, cải tạo giếng khơi, giếng khoan, xây bể nước, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về NS&VSMT. Ông Ngô Văn Phi, Phó giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hớn Quản cho biết: “Chúng tôi chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp và tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân về các thủ tục liên quan đến hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng thụ hưởng, mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay và quan trọng nhất là nhanh chóng giải ngân để người dân sử dụng nguồn vốn kịp thời, đúng mục đích, nên đạt hiệu quả cao”. Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hớn Quản giải ngân nguồn vốn giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường cho 20 hộ ở xã Thanh An với số tiền 400 triệu đồng Đến nay, huyện Bù Đốp đã triển khai cho vay gần 90% số xã trên địa bàn, với gần 5.000 lượt hộ, số tiền hơn 64 tỷ đồng. “Thuận lợi của chương trình là phương thức cho vay thông qua ủy thác với các tổ chức chính trị - xã hội, không phải thế chấp tài sản, đối tượng mở rộng, lãi suất cho vay phù hợp, thời hạn cho vay dài, người vay tiếp cận kịp thời nguồn vốn, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” - ông Nguyễn Đình Phương, Phó giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đốp đánh giá. Ông Trương Thanh Dũng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Bình Phước cho biết: Tính đến hết tháng 6-2022, dư nợ chương trình NS&VSMT là 830,3 tỷ đồng, dự kiến kế hoạch tăng trưởng 6 tháng cuối năm của ngân hàng là 14,3 tỷ đồng. Trong thời gian này, ngân hàng tiếp tục bám sát các mục tiêu, nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương, đặc biệt là các xã đang trong lộ trình triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao và khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, để tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ lợi ích của chương trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận nguồn vốn. Mục tiêu mà ngân hàng hướng tới là 100% người dân nông thôn Bình Phước thụ hưởng chương trình quốc gia NS&VSMT. Chương trình cho vay NS&VSMT luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân nên đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 6-2022, dư nợ chương trình NS&VSMT là 830,3 tỷ đồng/47.673 khách hàng còn dư nợ; doanh số cho vay từ đầu năm là 185,5 tỷ đồng/9.464 lượt khách hàng được vay vốn.
| Ông Trương Thanh Dũng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Bình Phước |
|