游客发表

【nhận định giao hữu】Chữ hiếu, chữ tình ngày nay

发帖时间:2025-01-10 07:45:34

BP - Tin anh T.V.T (1973) ly hôn vợ làm cho mọi người trong cơ quan xôn xao bàn tán. Dù việc ly hôn của anh T xảy ra cách đây đã hơn 1 năm nhưng đến nay mọi người mới vỡ lẽ. Bởi anh T là mẫu người lý tưởng của gia đình,ữhiếuchữnhận định giao hữu hết lòng chăm lo vợ con nên việc anh ly hôn là điều hoàn toàn bất ngờ đối với bạn bè, đồng nghiệp. Được biết, cũng vì chữ hiếu nên anh T đành dứt tình khi không tìm được tiếng nói chung với vợ sau hơn 15 năm chung sống. Vụ việc ly hôn của anh T tuy câu chuyện buồn nhưng để lại rất nhiều bài học về chữ hiếu trong cuộc sống của một bộ phận lớp trẻ hiện nay.

Minh họa: S.H

Anh T là con út và là con trai duy nhất trong một gia đình có 5 chị em ở Bù Đăng. Tốt nghiệp đại học, anh về làm việc ở một đơn vị hành chính của tỉnh. Vì bận rộn công việc, chỉ 2 ngày nghỉ cuối tuần anh T mới tranh thủ về thăm cha mẹ và gia đình. 4 người chị của anh đều lần lượt lập gia đình và ra ở riêng. Nhà chỉ còn lại cha mẹ nên ông bà giục con trai sớm yên bề gia thất.

Chiều lòng cha mẹ, anh T tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, lễ, tết tìm người “nâng khăn sửa túi” và mong lấy vợ gần nhà để tiện bề chăm sóc ông bà. Năm 2000, anh T kết hôn với cô hàng vải ở chợ huyện. Vì là con út nên vợ chồng anh T sống chung với cha mẹ. Cuộc sống bình lặng trôi qua, anh T đầu tuần về tỉnh công tác, cuối tuần về thăm nhà. Còn vợ anh, ngày thì buôn bán ở chợ huyện, tối chăm sóc gia đình. Sau 3 năm chung sống, vợ chồng anh sinh được 2 con đủ nếp đủ tẻ càng làm cho ông bà nội ngoại thêm phấn khởi. Tuy nhiên, một thời gian sau đó cha anh T bị bệnh và qua đời. Mẹ anh ngày một già yếu, lại trải qua nỗi đau mất chồng nên sinh ra lẩm cẩm, nói trước quên sau. Nhiều hôm ăn cơm xong, bà kêu khổ với hàng xóm là bị con dâu bỏ đói. Biết mẹ mắc chứng “rối loạn trí nhớ” của người già, anh T luôn động viên vợ, con thương yêu, chăm sóc bà. Bản thân anh những ngày ở cơ quan cũng bớt ăn nhậu... Khi rảnh rỗi, anh T chạy xe máy về nhà phụ vợ giúp con và chăm sóc sóc mẹ già.

Thế nhưng, mọi cố gắng của anh T gần như vô nghĩa khi vợ nằng nặc đòi xây nhà ra ở. Nếu nghe lời vợ thì ai sẽ là người chăm lo mẹ nên anh T không đồng ý xây nhà riêng. Xung đột vợ chồng ngày càng gay gắt vì chuyện ở chung, ở riêng với mẹ. Trong khi đó, người mẹ tuổi càng cao thì bệnh đãng trí ngày một thêm nặng. Vợ anh không thuyết phục được chồng ra ở riêng nên lấy đó làm lý do để ly hôn. Còn anh T thì suy nghĩ: Không có vợ này thì mình sẽ cưới vợ khác, nhưng mẹ mất đi sẽ không có ai thay thế được. Vả lại, vì một chút va chạm nhỏ trong cuộc sống mà vợ đã buông xuôi và đòi ly hôn thì rất khó để nói đến chuyện “chung lưng đấu cật” xây đắp tổ ấm. Vì vậy anh T đồng ý ly hôn mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì.

Sau các phiên hòa giải bất thành, ngày ra tòa anh để mặc cho vợ trình bày các lý do để ly hôn. Tòa đề nghị hai người bỏ qua xích mích, đoàn tụ gia đình thì anh T chỉ “mong quý tòa cho phép chúng tôi được ly hôn, vì trong cuộc sống vợ chồng không có điểm chung rất khó để hòa hợp”. Sau phiên tòa, vợ anh đã thu xếp đồ đạc, hành lý cùng 2 con về nhà cha mẹ đẻ ở. Người cha vợ biết chuyện, thương con rể có hiếu, buồn con gái mình suy nghĩ nông cạn thành người bạc nghĩa nên sinh ra uống rượu giải sầu. Người dân ở phố huyện biết chuyện khen anh T là người trọng đạo, nặng tình và có hiếu với mẹ cha. Bởi, trong cuộc sống hiện tại đã có không ít người vì tình mà phụ nghĩa, nghe lời vợ bỏ bê, không quan tâm, chăm sóc cha mẹ. Vì vậy, việc ly hôn của anh T tuy là câu chuyện buồn nhưng là bài học rất có giá trị trong cuộc sống gia đình, nhất là giới trẻ hiện nay.

Tấn Phong
(Vì lý do tế nhị nên bài viết  không nêu địa chỉ và tên cụ thể của nhân vật)

    热门排行

    友情链接