当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bong da giao huu hom nay】Ưu đãi đầu tư phải tránh xung đột pháp luật về thuế

Kim Bé

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang).

Ưu đãi đầu tư phải tránh ảnh hưởng cân đối ngân sách

Tại phiên họp,Ưuđãiđầutưphảitránhxungđộtphápluậtvềthuếbong da giao huu hom nay đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho biết ngoài 4 ngành, nghề đã ưu tiên đầu tư bổ sung theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự thảo luật đã bổ sung một số ngành, nghề hoạt động đầu tư kinh doanh khác.

Theo đại biểu, cần phải rà soát kỹ các ngành, nghề ưu đãi để tránh ảnh hưởng đến cân đối ngân sách. Việc bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư phải đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 07 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và Nghị quyết 35 về nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, Điều 19 dự thảo luật bổ sung cơ chế là cho Chính phủ quyết định ưu đãi đầu tư cao hơn để khuyến khích phát triển một ngành, địa bàn đặc biệt hoặc dự án đặc biệt quan trọng. Theo đó, Chính phủ bổ sung mức ưu đãi và thời gian ưu đãi đầu tư như mức ưu đãi đầu tư đặc biệt không cao hơn 50% mức cao nhất theo quy định của pháp luật. Thời hạn áp dụng ưu đãi đối với dự án ưu đãi đầu tư đặc biệt tối đa không quá gấp 2 lần so với thời hạn ưu đãi dài nhất theo quy định của pháp luật.

Về nội dung này, đại biểu Kim Bé đề nghị ban soạn thảo rà soát các lĩnh vực, địa bàn cần đặc biệt ưu đãi đầu tư để quy định cụ thể trong danh mục, làm cơ sở xem xét, quyết định các chính sách ưu đãi. Việc cho phép hưởng ưu đãi đầu tư phải trên cơ sở quy định của pháp luật, đặc biệt liên quan đến ưu đãi về thuế, vốn đã được các luật về thuế quy định.

Đại biểu phân tích, điều 70 khoản 4 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội mới có thẩm quyền quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các khoản thuế. Các quy định liên quan đến ưu đãi về thuế phải được quy định ở hệ thống văn bản pháp luật về thuế do Quốc hội quy định. Do đó, việc quy định cho phép Chính phủ có thẩm quyền quyết định mức ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi theo quy định của pháp luật nhưng không làm rõ các tiêu chí, điều kiện cũng như trình tự, thủ tục là chưa phù hợp, có thể sẽ dẫn đến xung đột pháp luật về thuế.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới trong thu hút đầu tư. Theo đó, cần giảm dần các ưu đãi để việc tăng trưởng GDP có đóng góp tích cực vào việc tăng thu NSNN.

Đại biểu trích dẫn khảo sát của các tổ chức quốc tế như là World Bank, IMF cho biết, trong 13 tiêu chí để nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào Việt Nam thì tiêu chí ưu đãi về thuế chỉ đứng thứ 12, sau các tiêu chí như: ổn định xã hội, ổn định thể chế, tính thống nhất hệ thống pháp luật, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, v.v..

“Tôi đề nghị trong dự thảo luật lần này hình thức ưu đãi về thuế chúng ta nên giảm dần” - đại biểu Nguyễn Hữu Quang nói.

Rà soát kỹ chính sách ưu đãi để đảm bảo khả thi, hiệu quả

Cũng góp ý về những nội dung cụ thể trong chính sách ưu đãi đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) đề nghị ban soạn thảo cần rà soát kỹ hơn những lĩnh vực ưu tiên phát triển thật sự tác động đến kinh tế - xã hội, hạn chế những ngành, nghề thâm dụng lao động, khuyến khích và thu hút công nghệ cao, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.

Đặc biệt, về quy định ưu đãi cho dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại. Bởi với xu thế chuyển dịch lao động hiện nay và xu hướng già hóa dân số, không nên đưa ra ưu đãi mà không khả thi, có cũng như không; đồng thời, có thể bị doanh nghiệp lợi dụng bằng cách tuyển dụng đủ số lao động, nhưng sau khi làm thủ tục hưởng ưu đãi xong lại sa thải lao động hoặc không tiếp tục duy trì các chế độ cho người lao động như ban đầu, nhằm làm nản lòng và đẩy người lao động vào tư thế tự bỏ việc để đi tìm việc khác.

“Theo tôi, đối với lĩnh vực này nên giảm số lượng từ 300, nhưng cần ràng buộc về việc duy trì tỷ lệ nhất định lao động nữ, lao động trên 35 tuổi là nhóm đối tượng thường bị hạn chế tuyển dụng ở các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ có ý nghĩa hơn” - đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy nói.

Liên quan đến một số ngành nghề cụ thể được ưu đãi, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị cân nhắc có nên tiếp tục duy trì ưu đãi đầu tư về nghề muối hay không khi nghề này không hiệu quả cao bằng nuôi trồng thủy sản. Hay ưu đãi với việc tái chế hoặc tái sử dụng chất thải, nếu tiếp tục tái chế có thể gây ra ô nhiễm môi trường.

Đối với ngành, nghề ưu đãi mới bổ sung như khởi nghiệp sáng tạo, đại biểu cho rằng cần quy định rõ hơn. Những năm gần đây, những ngành, nghề này được đề cập nhiều ở nhiều luật, nhưng việc áp dụng thực tiễn chưa nhiều, vì sự trừu tượng, mơ hồ để xác định được dự án có được ưu đãi hay không.

Đồng thời, khởi nghiệp không phải là suốt đời. Những dự án khởi nghiệp thường rủi ro cao và thiếu bền vững, nên thời điểm ưu đãi và mức độ ưu đãi đúng thời điểm mới là yếu tố quyết định hiệu quả thực sự của chính sách, đại biểu nhận định./.

Phát biểu giải trình trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, có chất lượng và đổi mới hình thức điều kiện cũng như thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì dự thảo luật này đã hoàn thiện một số quy định theo hướng: bổ sung quy định khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh, sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học, hoạt động đổi mới sáng tạo, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc là tham gia các chuỗi giá trị cụm liên kết ngành.

Đồng thời, bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư để đảm bảo hiệu quả, chất lượng thuộc việc thực hiện chính sách này; bổ sung cơ chế cho phép Chính phủ quyết định ưu đãi đầu tư cao hơn để khuyến khích phát triển một số ngành trên một số địa bàn đặc biệt hoặc những dự án đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

Theo Bộ trưởng, việc Chính phủ áp dụng thí điểm các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới là cần thiết, nhằm đảm bảo thích ứng với mô hình, phương thức tổ chức kinh doanh mới đang phát triển hết sức nhanh chóng dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một số nước trong khu vực như là Thái Lan, Indonesia, Malaysia cũng đang áp dụng những chính sách này nhằm tăng sức cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, kể cả trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát, đánh giá tác động và nhận thấy việc thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nêu trên không trái với Luật NSNN và các cam kết hội nhập của Việt Nam.

H.Y

分享到: