当前位置:首页 > Cúp C1

【kèonhà cái】Chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm Việt Nam được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là hàng rau,ỉdẫnđịkèonhà cái quả, chiếm 49%; sản phẩm cây công nghiệp - chế biến, chiếm 15%; thủy sản và chế biến từ thủy sản 13%, sản phẩm khác 13%. Việt Nam bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là rượu, pho mát, rất ít các sản phẩm tươi sống.

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm duy nhất của Việt Nam và các nước ASEAN được EU chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo Bộ Công thương, kể từ khi được EU chấp nhận bảo hộ, nước mắm Phú Quốc bán ra tại thị trường EU không chỉ tăng số lượng mà giá bán cũng tăng từ 30-50% tùy từng loại sản phẩm. Cũng nhờ đó doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Canada...

Xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan chức năng nhà nước bảo hộ. Nghiên cứu tại EU cho thấy, 43% người tiêu dùng (khoảng 159 triệu người) sẵn sàng trả thêm 10% cho sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, 8% (khoảng 29,6 triệu người) thậm chí sẵn sàng trả thêm 20%, khoảng 3% (11 triệu người) trả thêm 30% cho các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý. Do đó, để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm, việc tăng cường phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm là vấn đề cấp bách.

Một trong những mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam là không chạy theo số lượng mà tập trung cho chất lượng trên cơ sở xây dựng sản phẩm có chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường. Bởi thực tế Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về một số mặt hàng như điều, hồ tiêu, lớn thứ nhì thế giới về cà phê... nhưng có đến 95% nông sản xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, dạng thô mà chưa có thương hiệu.

Bình Phước được mệnh danh là “vương quốc” hồ tiêu, “thủ phủ” hạt điều, cao su. Tháng 6-2014, hồ tiêu Lộc Ninh là nông sản đầu tiên của tỉnh được dán nhãn hiệu tập thể. Mới đây, ngày 9-12-2016, cao su Phú Riềng là một trong 6 doanh nghiệp đầu tiên thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam được dán nhãn hiệu. Bình Phước đang xúc tiến xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hạt điều. Xây dựng và quảng bá sản phẩm có chỉ dẫn địa lý là giấy “thông hành” bảo hộ cho các nông sản xuất khẩu chủ lực của Bình Phước vào EU và các thị trường khó tính khác như Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản...

Xây dựng thương hiệu khó, bảo vệ thương hiệu còn khó hơn khi cần sự thống nhất đồng bộ về chất lượng từ nông dân đến doanh nghiệp để xây dựng niềm tin vững chắc với người tiêu dùng ở những thị trường khó tính. Các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam phải vượt qua rào cản kỹ thuật rất khắt khe của các thị trường hứa hẹn cho lợi nhuận cao nhưng cũng rất khó tính. Đây là bài học rất quan trọng đối với cả người nông dân, doanh nghiệp và nhà quản lý, lãnh đạo ở Bình Phước. 

分享到: