搜索

【tỉ số leed】Hỏng da vì công nghệ triệt lông tia laser 'thần thánh'

发表于 2025-01-10 00:05:28 来源:Empire777

Sau kì nghỉ lễ tại bờ biển Cyprus (Cộng hòa Síp),ỏngdavìcôngnghệtriệtlôngtialaserthầnthátỉ số leed Alice Anstasious – một phụ nữ 43 tuổi và là mẹ của bốn đứa nhỏ. Cảm thấy mình đã quá mất thời gian cho việc waxing và cạo lông chân. Cô đã quyết định tới mới thẩm mỹ viện gần nhà của cô ở Liverpool (Anh) để triệt lông vĩnh viễn.

“Tôi đã sử dụng phương pháp triêt lông bằng tia laser cho vùng dưới cánh tay và hi vọng nó có kết quả tốt. Tuy nhiên, vào thời điểm mà bác sĩ đưa tia laser tới gần, tôi thấy có một mùi hôi và cảm giác da tôi như đang bốc cháy. Nhưng không muốn gây ồn ào nên tôi đã nén chịu cơn đau.”

Vào buổi trị liệu cuối cùng, bác sĩ có đưa cho Alice gel nha đam để xoa dịu những chỗ bị đau. Khi cô về nhà, cô vô cùng sợ hãi khi thấy những vòng tròn màu đỏ trên chân của mình. Alice chia sẻ, “Trong vòng ba ngày, da tôi như bốc cháy. Tôi phải nằm trên giường để dùng khăn ướt và đá liên tục xoa lên chỗ cháy trên da. Sau đó vài ngày, những vết ấy chuyển san màu đen và cuối cùng để lại những vòng màu trắng ở nơi mà sắc tố da đã bị hư hại”.

Chiến tích trên da của Alice Anstasious sau khi triệt lông bằng tia laser"Chiến tích" trên da của Alice Anstasious sau khi triệt lông bằng tia laser

Trong xã hội ngày nay, việc không có lông là biểu hiện của sự nữ tính nên công nghệ triệt lông trở thành một ngành dịch vụ "béo bở". Cho đến năm 2019, ngành dịch vụ này ước tính thu về khoản lợi nhuận 2,19 tỷ bảng Anh (tương đương 65 nghìn tỷ đồng). Lông trên cơ thể là mối quan tâm lớn thứ hai của nữ giới sau cân nặng. Với lời hứa hẹn triệt lông vĩnh viễn của các thẩm mỹ viên, ở Anh có 65 nữ giới (tương đương với 2,2 triệu dân) đã đễn những trung tâm này để sử dụng phương pháp triệt lông.

Tuy nhiên, trái với lời hứa hẹn của bác sĩ, phương pháp triệt lông đã gây tổn thương da nghiêm trọng, chẳng hạn như đau rát. Nhà văn Marian Keyes sinh sống tại Anh đã chia sẻ rằng cô đã từng chịu đau đớn sau khi triệt lông, chân cô đã đóng màng sau đó, khiến cho độc tố trong cơ thể tích tụ quá mức và có thể khiến các cơ quan bị suy nhược.

Hiện nay có hai cách triệt lông công nghệ cao là công nghệ triệt lông bằng ánh sáng cường độ cao (hay công nghệ IPL) và công nghệ triệt lông bằng tia laser. Hai phương pháp này có hiệu quả trong việc triệt lông vì các sắc tố tối màu hay melanin, ở vùng lông nâu hoặc đen sẽ hấp thụ ánh sáng cường độ cao. Những tia sáng này có thể nóng tới 100 độ C và trị các tế bào tận gốc, ngăn chúng phát triển. Nhưng lông phát triển theo tuần hoàn nên phụ nữ cần tới 6 lần điều trị trong một thời gian dài.

Công nghệ IPL rẻ hơn nhưng ít hiệu quả hơn so với tia laser. Cũng chính vì thế mà công nghệ tia laser nguy hiểm hơn, cần máy móc đắt tiền để có thể cung cấp đủ chùm ánh sáng tập trung giúp cho việc điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu các loại thiết bị này được cài đặt ở tần số sai hoặc tập trung vào một vùng da quá lâu, thì rất dễ làm da bị cháy, để lại những vết đỏ ở vùng sắc tố da bị hỏng.

Bất chấp nguy hiểm đó, ngành dịch vụ triệt lông bằng tia laser này vẫn hoạt động một cách trái phép, nhiều bác sĩ không có giấy phép hành nghề. Bonnie Flower sống ở Sleaford (Anh) đã đăng kí một liệu trình triệt lông 6 lần trên chân, vùng mặc bikini và dưới cánh tay với tổng chi phí 1.700 bảng Anh (gần 60 triệu đồng). Tuy nhiên triệt lông với số tiền đắt đỏ đó cũng không giúp cô thoát khỏi việc da bị cháy. 

“Sau khi triệt lông, da tôi rất mỏng và tôi liên tục có cảm giác nó đang bốc cháy, nhưng sau lần điều trị thứ 5, cơn đau của tôi càng dữ dội hơn. Khi tôi gọi điện cho thẩm mỹ viện về việc này, họ chỉ nói điều này có thể xảy ra. Có nghĩa là tôi phải chấp nhận điều đó.”, Bonnie nói.

Đáng lo ngại là bất kể ai cũng có thể mua thiết bị chiếu tia laser hay IPL. Một chiếc máy mới tinh có giá 30.000 bảng Anh (900 triệu đồng) hay một chiếc máy đã qua sử dụng có thể mua trên eBay, Gumtree, Amazon với giá thấp nhất là 500 bảng Anh (15 triệu đồng). Hơn nữa ai cũng có thể kiểm tra chất lượng sử dụng chúng qua mạng với giá khoảng 135 bảng Anh (4 triệu đồng). Nhiều cơ sở sản xuất bán thiết bị và một vài buổi đào tạo cho thẩm mỹ viện chỉ với chi phí là 27 nghìn bảng Anh (810 triệu đồng), sau đấy thẩm mỹ viện đó có thể thu về 350 nghìn bảng Anh mỗi năm (10,5 tỷ đồng).

Luật sư Julie Vallance, người của phòng Luật sư chuyên xử lý các vụ thương tích cá nhân tại Anh, đã từng giải quyết 50 vụ liên quan đến việc triệt lông bằng công nghệ tia laser trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên không có một cơ sở thẩm mỹ nào phải hầu tòa. Julie nói rằng vì các cơ sở này không thể xuất trình giấy phép hành nghề. Trung bình, mỗi khách hàng của cô phải bỏ ra 3000 đến 5000 bảng Anh (90 đến 150 triệu đồng) để giải quyết những thương tổn trên da và các vết thương do triệt lông để lại.

Hãy cẩn trọng khi sử dụng công nghê triệt lông tia laserHãy cẩn trọng khi sử dụng công nghê triệt lông tia laser

Bác sĩ phẫu thuật David Gault, người đặt nền móng cho công nghệ triệt lông bằng tia laser 25 năm trước, đã theo dõi 3 trường hợp bệnh nhân đến khiếu nại về việc bị tổn thương. Tuy nhiên theo ông Gault, tất cả những vụ việc này chỉ là đỉnh của một tảng băng trôi. Bởi lẽ, mỗi khách hàng của thẩm mỹ viện đều được điều trị bởi một người không quen thuộc với máy chiếu tia laser. Một vài trường hợp, hồ sơ lưu giữ cũng không cung cấp đủ thông tin bởi lẽ không có hồ sơ nào ghi lại việc da của khách hàng phản ứng thế nào với đợt triệt lông cuối hay là phương pháp nào tốt nhất đối với da của bệnh nhân.

Hơn nữa, việc triệt lông vĩnh viên luôn luôn ẩn chứa nguy hiểm. Tia laser chỉ ngăn cho lông phát triển nhưng không thể khiến chúng biến mất hoàn toàn. Và một số thẩm mỹ viện sử dụng năng lượng mạnh để việc trị liệu có kết quả tốt cũng là lúc khách hàng sẽ gặp phải các phản ứng phụ.

Với những người phụ nữ có da tối màu, nguy hiểm càng cao vì không chỉ có lông của họ hấp thụ lượng nhiệt mạnh hoặc các tia sáng mà cả da của họ nữa. Một người phụ nữ làm trong ngành y tên Sabina Ahmed sống ở Bow (phía Đông London, Anh) đã phải nhập viện khi trị lông ở vùng mặc bikini, dưới bụng và dưới lưng. Khắp người cô là những vết nâu dài sau khi sử dụng phương pháp triệt lông IPL.

Dù đã triệt lông cách đây ba năm, những vết này vẫn phủ kín phía dưới lưng của cô. Antonia Mariconda, làm việc cho chiến dịch Làm đẹp an toàn, cho rằng các gói giảm giá do các thẩm mỹ viện quảng cáo càng thu hút nhiều phụ nữ tới triệt lông bằng công nghệ laser mà không hề hay biết các nguy hiểm tiềm ẩn hoặc họ không biết đâu là một thẩm mỹ viện tốt.

Để bảo vệ mình, chuyên gia về mỹ phẩm, Tiến sĩ Sarah Tonks của Thẩm mỹ viện tư nhân Chelsea ở phía Tây London (Anh) khuyến cáo, các chị em có ý định triệt lông hãy tìm hiểu xem kinh nghiệm của bác sĩ đó thế nào, tìm hiểu trên mạng và kiếm tra độ nhạy cảm của da mình trước. Nếu họ cảm thấy đau khi đang tiến hành triệt lông thì hãy nói ra, không nên cố nín nhịn.

>> 3000 thùng bánh kẹo Thái Lan hết đát được 'gia hạn' sử dụng

Thu Thảo(theo Daily Mail)

Tin an toàn thực phẩm hot ngày 28/4: Bánh kẹo Thái Lan hết đát được ‘gia hạn’ sử dụng
随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【tỉ số leed】Hỏng da vì công nghệ triệt lông tia laser 'thần thánh',Empire777   sitemap

回顶部