当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【ngoại hạng anh kết quả】Ngân hàng ngại triển khai gói 2% lãi suất vì sợ “phiền”: Thực hư ra sao?

Có thể còn những e ngại

Gói hỗ trợ lãi suất thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023 là một trong những nội dung được đề cập tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội (về chính sách tài khóa,ânhàngngạitriểnkhaigóilãisuấtvìsợphiềnThựchưngoại hạng anh kết quả tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) và Nghị quyết 11 /NQ-CP 2022 của Chính phủ về triển khai Nghị quyết 43.

Theo đó, Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 nêu ra một trong các giải pháp là thực hiện hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Đó là các đối tượng gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua…

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Để cụ thể hóa Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 hướng dẫn ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất theo nghị định.

Tuy nhiên, việc thực tế thời gian qua đã có một số vướng mắc phát sinh. Tốc độ triển khai chưa đạt như kỳ vọng. Trong đó, cũng có những ý kiến cho rằng, một số ngân hàng cũng còn có tâm lý ngần ngại về thủ tục thanh, quyết toán sau này. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng bộ môn Tài chính thuộc Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sự chậm trễ triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng không ngoại trừ nguyên nhân chậm do chính các ngân hàng vẫn có tâm lý “ngại” triển khai do lợi ích từ việc này không lớn, trong khi chi phí vận hành và trách nhiệm đeo nặng trên vai.

Những nhận định này không phải không có căn cứ, bởi thực tế theo phản ánh của đại diện Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn gói hỗ trợ 2% lãi suất do NHNN tổ chức hồi tháng 8/2022, ngân hàng này đến nay thậm chí vẫn còn mắc kẹt vài tỷ đồng từ hồi triển khai gói hỗ trợ lãi suất từ năm 2009 mà chưa quyết toán xong.

Băn khoăn là có, nhưng không phải phổ biến

Thực chất tâm lý lo ngại cũng có xuất hiện ở đâu đó trong hệ thống ngân hàng, bà Phạm Thị Thu Ngà - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), cho biết ngay tại MB, trong một số cán bộ cũng có thể có tâm lý e ngại sợ nếu thẩm định không đúng thì có thể gặp những rắc rối về sau. Để khắc phục vấn đề này, Hội sở MB cũng đã động viên cam kết đồng hành với chi nhánh để họ mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận các khách hàng đúng đối tượng.

Ngoài ra, bà Ngà cũng đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục những vướng mắc nhằm khơi thông gói tín dụng trong thời gian tới. Chẳng hạn nên mở rộng đối tượng là doanh nghiệp lĩnh vực xây lắp, vì đây cũng nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong thời gian qua.

Một số kết quả cập nhật về triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến nay đã 59/63 tỉnh, thành phát sinh các khoản vay có hỗ trợ lãi suất; 63/63 chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những phản ánh phát sinh; 15/63 chi nhánh NHNN đã phối hợp với các sở, ngành, hiệp hội, địa phương tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp về hỗ trợ lãi suất.

Tại các ngân hàng thương mại, 16/44 ngân hàng phát sinh dư nợ có hỗ trợ lãi suất, chủ yếu ở các nhóm ngành có thỏa thuận cho vay từ 1/1/2022. Từ thực tế nhu cầu và hấp thụ chính sách hỗ trợ lãi suất, NHNN đã có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại báo cáo kết quả triển khai vào cuối tháng 9/2022 và rà soát khách hàng để triển khai gói hỗ trợ lãi suất, khả năng hỗ trợ dự kiến… Đến hết tháng 8/2022, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất khoảng 10.700 tỷ đồng với gần 580 khách hàng.

Thực tế trên cho thấy, tâm lý e ngại trong các ngân hàng, hoặc nhân viên ngân hàng là có, nhưng theo phản ánh phần lớn ngân hàng đang có triển khai gói hỗ trợ lãi suất, những khó khăn làm chậm quá trình triển khai gói 2% lãi suất thời gian qua đến từ các lý do khách quan nhiều hơn.

Còn phía các ngân hàng đang đồng thuận triển khai, đơn cử TPBank, các thông tin chia sẻ gần đây cũng cho thấy ngân hàng này cũng không phải vì còn mắc kẹt một ít tiền trong thanh quyết toán gói hỗ trợ lãi suất lần trước, mà tỏ ra “dửng dưng” trong việc triển khai lần này. Trao đổi với phóng viên TBTCVN mới đây, đại diện TPBank cho biết, đã tiếp cận và tư vấn gần 500 khách hàng và hiện có khoảng 50 khách hàng đang bổ sung hồ sơ để chờ phê duyệt, tổng dư nợ TPBank đã hỗ trợ khách hàng theo gói hỗ trợ lãi suất này đạt gần 23 tỷ đồng.

NHNN cho biết, tình hình chung các ngân hàng thương mại đã vào cuộc rất tích cực, thể hiện như việc khẩn trương ban hành quy định nội bộ; tổ chức tập huấn toàn hệ thống, rà soát đối tượng thụ hưởng, chủ động thông tin tuyên truyền… Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong triển khai chương trình.

分享到: