【nhận định trận burnley】Chiến lược nào cho nhà đầu tư chiến lược?
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 01:33:17 评论数:
Nếu quá chặt chẽ sẽ không hấp dẫn,ếnlượcnàochonhàđầutưchiếnlượnhận định trận burnley khó hút nhà đầu tư, khó đảm bảo tính thị trường, ngược lại, nếu thông thoáng quá dễ dẫn tới thất thoát vốn, nhà đầu tư chỉ vì “đất vàng”, CPH chệnh mục tiêu.
Khó trách Vivaso trong thương vụ mua VFS
Dư luận tiếp tục nóng lên với câu chuyện CPH Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) khi nhà đầu tư chiến lược của VFS lại là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) - một đơn vị chẳng liên quan gì đến phim ảnh. Khi mâu thuẫn xảy ra giữa những người lao động cũ - các văn nghệ sĩ và ông chủ là dân... vận tải thủy, dư luận lại đặc biệt quan tâm vì cho rằng Vivaso chỉ nhắm miếng “đất vàng” của VFS. Việc thanh tra sẽ được cơ quan chức năng tiến hành ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nếu căn cứ vào các quy định CPH hiện hành, khó lòng trách cứ Vivaso.
Trong trường hợp này Vivaso nắm 65% cổ phần tại VFS và trở thành nhà đầu tư chiến lược. Tại Điều 6, Khoản 3 Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định: Nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với DN và hỗ trợ DN sau CPH về: Chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị DN; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Rõ ràng không có quy định nào yêu cầu nhà đầu tư chiến lược phải cùng ngành nghề kinh doanh chính với đơn vị CPH nên Vivaso trở thành cổ đông chiến lược của VFS là điều bình thường, pháp luật không cấm. Về tiêu chí gắn bó lâu dài với DN dựa trên các yếu tố nói trên cũng rất khó định lượng, bởi chỉ cần mở một khóa đào tạo ngắn hạn cũng có thể xem là đã thực hiện cam kết đào tạo về nguồn nhân lực. Do vậy, ngay cả lúc cơ quan chức năng yêu cầu Vivaso thực hiện nghiêm các cam kết khi tham gia mua cổ phần thì cũng khó triệt để nếu Vivaso không muốn, và việc “cơm lành, canh ngọt” với các văn nghệ sĩ theo yêu cầu hiện nay là gần như không thể.
Về quy định nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm, trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc xác định tổn thất này cũng rất khó khi nhà đầu tư chiến lược thực hiện chuyển nhượng có lãi, bỏ qua các yếu tố duy trì thương hiệu, ngành nghề kinh doanh cũ; và trong trường hợp vi phạm bồi thường cho ai cũng chưa được làm rõ.
Siết chặt vẫn lo...
Trả lời về những tồn tại trên tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 27/9 của Bộ Tài chính, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp đã nêu rõ: Từ thực tế CPH đã cho thấy những lỗ hổng trong tiến trình này, nhất là đối với CPH đơn vị đặc thù. Do vậy, để quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề này, Bộ Tài chính đang đề xuất siết lại một số quy định, trong đó có cả về tiêu chí cổ đông chiến lược và đất đai. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn đó là hiện trạng lách luật vì thực tế việc này vẫn từng diễn ra.
Lấy ví dụ, trước lúc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải xác định lại giá đất và nộp tiền thuế đất theo quy định của Luật Đất đai đã bị nhà đầu tư “lách” bằng cách hỗ trợ tiền di dời để có thể cùng DN khai thác “khu đất vàng”. Cụ thể khi Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC) tiến hành di dời nhà máy khỏi 231 Nguyễn Trãi (Hà Nội) để mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, nhưng lô đất này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên SRC không thể bán. Nhiều công ty muốn tham gia dự án tại SRC đã “lách” bằng cách hỗ trợ tiền di dời cho SRC để có thể cùng khai thác lô đất này. SRC đề nghị lựa chọn Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn là đối tác ký hợp đồng đầu tư vì đây là đối tác trả giá cao nhất (435 tỷ đồng) và là một nhà đầu tư đã và đang tham gia nhiều dự án lớn tại Hà Nội. Hai bên thỏa thuận góp vốn thành lập Công ty TNHH Sao Vàng - Hoành Sơn để đầu tư phát triển khu hỗn hợp, bao gồm Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Văn phòng - Căn hộ cao cấp để bán và cho thuê tại 231 Nguyễn Trãi. Công ty CP Sao Vàng - Hoành Sơn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó SRC góp 26% và sẽ thoái vốn khi dự án kết thúc.
Bên cạnh đó, về bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm đối với cổ đông chiến lược, tại dự thảo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP sửa đổi có nêu rõ: Nhà đầu tư chiến lược phải “tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của DN CPH trong thời gian ít nhất 3 năm”. Tuy nhiên trên thực tế, việc ngành nghề kinh doanh chính của DN sau cổ phần hóa mà vốn nhà nước còn lại ít bị “xóa sổ” xảy ra khá nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc sau thời gian quy định nhà đầu tư chiến lược có thể tự quyết định “số phận” của DN, theo quy định của Luật DN, thay vì phải xin phép chủ sở hữu vốn nhà nước. Khi đó, việc duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của DN trong 3 năm hầu như không có ý nghĩa.
Một vấn đề khác, dự thảo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP sửa đổi chỉ quy định thời hạn chuyển nhượng số cổ phần được mua đối với nhà đầu tư chiến lược là 3 năm, còn các đối tượng khác vẫn chưa rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất thoát vốn và tài sản nhà nước vẫn tiếp diễn.
Như vậy, việc sửa đổi các quy định về cổ phần hóa DNNN chỉ có thể hạn chế tình trạng thất thoát vốn và tài sản nhà nước, khó có thể giải quyết triệt để, đòi hỏi cần linh hoạt trong quá trình thực hiện.
Hà Minh