【kèo nhà câi】Hiệu quả chi tiêu công phụ thuộc vào chất lượng quản trị
Tuy vậy,ệuquảchitiêucôngphụthuộcvàochấtlượngquảntrịkèo nhà câi những năm gần đây, dù quy mô chi tiêu công và nợ công tăng nhanh hơn nhưng tăng trưởng kinh tế chưa cải thiện tương ứng. Vậy tác nhân nào ảnh hưởng đến hiệu quả của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế?
Chi tiêu nhiều, tăng trưởng chưa hẳn cao
Chi tiêu công của Chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về mức độ ảnh hưởng của chi tiêu công tới tăng trưởng. Những quan điểm ủng hộ quy mô chi tiêu công lớn cho rằng, các chương trình chi tiêu của Chính phủ giúp cung cấp các hàng hoá công cộng quan trọng như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Họ cũng cho rằng sự gia tăng chi tiêu công cũng có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quan điểm cho rằng, chi tiêu công lớn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi nó làm dịch chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ thường kém hiệu quả hơn. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ cũng có thể làm phức tạp hơn những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng.
Chẳng hạn với đầu tư công, theo PGS.TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính), về lý thuyết có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng không phải tất cả đầu tư công đều tạo ra nguồn vốn có giá trị về kinh tế. Một số nghiên cứu cho thấy, ở các nước có quy trình quản lý yếu kém, đầu tư công không được chuyển hoàn toàn thành vốn sản xuất và tăng trưởng. Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2015 chỉ ra rằng, các nước trung bình mất khoảng 30% giá trị của đầu tư công do sự thiếu hiệu quả trong quá trình đầu tư. IMF thậm chí ước tính trong trường hợp hiệu quả nhất thì quốc gia sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng gấp hai lần mức hiện hành của các nước.
Với Việt Nam, theo nghiên cứu của hai tác giả Bùi Văn Viên và Tacharlerm Sudhipongpracha, cũng đang có sự mất cân bằng giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây, tỷ lệ thâm hụt ngân sách đã không ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến năng suất kinh tế của đất nước.
Quản trị kém, chi tiêu càng không hiệu quả
Dựa trên số liệu thu thập được từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong giai đoạn 2005 – 2013, GS.TS Sử Đình Thành – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã có những phát hiện rất đáng quan tâm về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, trong đó chất lượng thể chế, chất lượng quản trị của địa phương đóng vai trò quan trọng.
Theo nghiên cứu này, GS.TS Sử Đình Thành cho biết chi tiêu công có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, mối quan hệ này có hình chữ U ngược. Chi tiêu công có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu chi tiêu công tăng vượt qua điểm ngưỡng tối ưu thì lại gây bất lợi, cản trở tăng trưởng kinh tế địa phương. Theo đó, ngưỡng cao nhất của chi tiêu công hiệu quả cấp địa phương vào khoảng 25% GDP. Kết quả này cho thấy, chính quyền địa phương cần kiểm soát chi tiêu công trong mức giới hạn nhằm đem lại lợi ích tối đa cho sự tăng trưởng kinh tế. Song song với đó, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những yếu tố tác động tích cực nhất đến tăng trưởng kinh tế địa phương là tăng trưởng đầu tư tư nhân, vốn FDI, nhân lực, xuất khẩu, công nghiệp hóa và cả lạm phát. Mặc dù được xem là dấu hiệu của bất ổn vĩ mô, nhưng lạm phát khi được duy trì ở mức nhất định lại là điều kiện cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Phân tích về yếu tố tác động đến hiệu quả của chi tiêu công ở địa phương, GS.TS Sử Đình Thành cũng chỉ ra vai trò quan trọng của chất lượng quản trị công, thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, PCI có tác động sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế và đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của chi tiêu công với tăng trưởng. Cụ thể, ở những địa phương có chất lượng quản trị cao, hiệu quả chi tiêu công tới tăng trưởng cũng cao.
Ngược lại, với những địa phương có chất lượng quản trị thể hiện qua chỉ số PCI thấp, tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế cũng thấp. Nói cách khác, chất lượng quản trị công đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng các nguồn lực khu vực công và tư đến tăng trưởng kinh tế.
Từ kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia cho rằng, chính quyền địa phương nên tập trung cải thiện chất lượng quản trị công, để nâng cao tăng trưởng kinh tế.
Kết luận này cũng tương đồng với nhận định của hai nhà nghiên cứu Bùi Văn Viên và Tacharlerm Sudhipongpracha cho rằng, thay vì mở rộng chi tiêu công, Việt Nam cần có những cải cách hành chính và luật pháp để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, từ đó thu hút nhiều hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.
H.Y
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/205f299089.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。